Nhiều tổ chức,ươngtrìnhgiảmnghèođạthiệuquảtyle nhacai 5 cá nhân cả trong vàngoài nước khi đến Bình Dương tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội đều ngạcnhiên về kết quả thực hiện công tác giảm nghèo của tỉnh. Trong vòng 5 năm, BìnhDương đã có 2 lần điều chỉnh chuẩn nghèo và đến nay cơ bản không còn hộ nghèotheo tiêu chí cũ.
Nhiều chính sách giúp hộ nghèo thoátnghèo
Nhằmgiúp người nghèo (NN) thoát nghèo nhanh, ngay từ đầu nhiệm kỳ trước UBND tỉnhđã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. Từcơ sở đó, nhiều chính sách thoát nghèo được triển khai thực hiện như tín dụng,hỗ trợ đất, nhà ở và cấp nước sinh hoạt, hỗ trợ y tế, hỗ trợ giáo dục, khuyếncông - khuyến nông, dạy nghề và giới thiệu việc làm, trợ giúp pháp lý cho NN...
Giới thiệu việc làm là mộttrong những chính sách trong chương trình giảm nghèo của tỉnh
Vềchính sách tín dụng ưu đãi, 5 năm qua được xem là thời gian xây dựng nền tảngcơ bản quan trọng, là cầu nối để NN vượt qua đói nghèo. Cùng với chính sách hỗtrợ vốn ưu đãi, dạy nghề và giải quyết việc làm được xem là giải pháp căn cơnhất để NN tự phấn đấu vươn lên thoát nghèo một cách bền vững. Chương trình dạynghề cho NN được lồng ghép với chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn kháhiệu quả. Một số địa phương đã tổ chức các mô hình dạy nghề ứng dụng khoa họckỹ thuật cao, đồng thời hướng dẫn các nghề phù hợp với trình độ, sức khỏe vànguyện vọng, giới tính như mây tre lá, làm bánh tráng, trồng nấm...
Bêncạnh đó, việc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho NN cũng là giải pháp giúp NNvươn lên. Trong 5 năm qua đã có 256.387 NN được cấp thẻ bảo hiểm y tế với trịgiá 44 tỷ 787 triệu đồng; gần 164 ngàn lượt NN được khám chữa bệnh miễn phí;hơn 180 ngàn lượt bệnh nhân nghèo đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cungcấp bữa ăn miễn phí với số tiền hàng trăm triệu đồng. Chăm lo nhà ở cho NN làgiải pháp giúp NN vượt qua đói nghèo. Từ nguồn vận động các doanh nghiệp, cánhân hảo tâm, toàn tỉnh đã xây dựng mới hơn 2 ngàn căn nhà đại đoàn kết cho hộnghèo để họ có điều kiện sinh sống với tổng số tiền hơn 28 tỷ đồng. Nhờ đó, đếnnay Bình Dương cơ bản hoàn thành việc xây dựng nhà đại đoàn kết cho NN. Mộtchính sách hết sức quan trọng nữa để giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững là chămlo về giáo dục như miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác cho con em hộnghèo; hỗ trợ học sinh - sinh viên nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi để trangtrải học phí, chi phí hàng ngày. Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã giảm học phí chohọc sinh nghèo từ bậc mầm non đến trung học với số tiền 14,7 tỷ đồng...
Không còn hộ nghèo theo tiêu chí cũ
Cácchương trình hỗ trợ NN thoát nghèo nhanh đã đem lại hiệu quả, nhờ đó trong giaiđoạn 2006-2010 Bình Dương đã có 2 lần điều chỉnh chuẩn nghèo cho phù hợp vớithực tế đời sống. Đó là giai đoạn 2006-2008 áp dụng chuẩn nghèo với mức thunhập bình quân đầu người từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống. Tuy nhiên, sau3 năm thực hiện đến tháng 10-2008, toàn tỉnh có 6/7 huyện, thị và 82/89 xã,phường, thị trấn cơ bản thoát nghèo theo tiêu chí này và đến cuối năm 2008 tỷlệ hộ nghèo chỉ còn lại 0,99%, giảm 13.785 hộ nghèo.
Giaiđoạn 2009-2010, Bình Dương tiếp tục áp dụng chuẩn nghèo mới với mức thu nhậpbình quân đầu người từ 780.000 đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực thànhthị và từ 600.000 đồng trở xuống đối với khu vực nông thôn. Theo tiêu chí này,đầu năm 2009, cả tỉnh có 11.441 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,53%, nhưng đến thờiđiểm tháng 10-2010 chỉ còn lại 3.044 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,38% và đến nay,Bình Dương cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chí cũ, hoàn thành mục tiêu giảmnghèo giai đoạn 5 năm. Điều đáng nói là chuẩn nghèo của tỉnh Bình Dương áp dụngcho giai đoạn 2009-2010 cao gấp 3 lần chuẩn nghèo của quốc gia (260.000đồng/người/tháng trở xuống).
K.TÂNKế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 của tỉnh đã được đưa ra với chuẩn nghèo đạt mức thu nhập bình quân đầu người 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống với khu vực thành thị; từ 800.000 đồng/người/tháng trở xuống với khu vực nông thôn. Đầu năm 2011, ước tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 7%, toàn tỉnh có khoảng hơn 15 ngàn hộ nghèo (theo tiêu chí mới) và khoảng 19.548 hộ cận nghèo. Dự kiến theo phương án trên, mỗi năm bình quân giảm 1,5% tỷ lệ hộ nghèo và đến cuối năm 2015 cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chí mới.