Trong bối cảnh thị trường xe ô tô luôn sôi động,ữngcâuhỏimàdânbánôtôkhôngthíchnghevìkhómoitiềnkháchhàwellington đấu với brisbane phong phú hàng với hàng trăm mẫu xe ở nhiều phân khúc, được bán với nhiều khung giá, việc mua một chiếc xe ô tô đôi khi như một "cuộc chiến" thương lượng về giá bán và các ưu đãi đi kèm giữa khách hàng và nhân viên "sale" (bán hàng). Điều này càng thể hiện rõ khi giá một mẫu xe có thể chênh lệch khác nhau đáng kể giữa các đại lý.
Nếu không am hiểu về thị trường ô tô, người mua sẽ dễ bị "qua mặt" bởi dân bán ô tô luôn có nhiều chiêu trò để "moi tiền" khách nhiều hơn số tiền khách dự tính.
Mới đây, trên trang The Sun, cha con Ray và Zach Shefska là chủ sở hữu của đại lý bán ô tô CarEdge tại Mỹ đã chia sẻ chuyện "bếp núc" nghề nghiệp khá thú vị. Họ đã điểm danh những câu hỏi mà nhân viên bán xe không bao giờ thích nghe, vì khi đó, nhân viên bán xe buộc phải minh bạch mọi thông tin và khó qua mặt khách.
Dưới đây là 4 câu hỏi điển hình mà sẽ giúp bạn trở thành "người tiêu dùng thông minh", có thể tham khảo khi đi mua ô tô ngay cả ở Việt Nam.
Tổng giá trị của xe sau khi lăn bánh là bao nhiêu?
Tại Mỹ, tổng giá trị của xe mà người dùng phải trả để hoàn tất thủ tục lăn bánh còn gọi là OTD. Việc khách hàng đặt câu hỏi "Tổng giá trị của xe sau khi lăn bánh là bao nhiêu?"sẽ khiến nhân viên bán hàng cảm thấy khó chịu vì nó đề cập đến tổng giá trị cuối cùng mà khách hàng phải bỏ ra, bao gồm các khoản phụ phí, giấy tờ, phí đăng ký xe, thuế,...
Khi khách hàng biết đầy đủ chi phí lăn bánh của một chiếc xe, họ sẽ so sánh mức giá này so với mức giá mà các đại lý khác đưa ra để lựa chọn chỗ mua rẻ nhất. Hơn nữa, khách hàng cũng có thể mặc cả với chính nhân viên bán hàng sau khi được tiết lộ mức giá trọn gói và điều đó sẽ làm người bán hàng khó "chốt đơn" hơn. Khách hàng biết được mức giá trọn gói để mua xe cũng đồng nghĩa với việc sẽ nâng cao vị thế trong quá trình đàm phán giao dịch mua bán.
Chính vì vậy mà đây là một trong những câu hỏi mà nhân viên bán ô tô rất khó chịu khi khách hàng đặt ra. Vị thế đàm phán thay đổi cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ giảm tỉ lệ thành công khi bán xe hoặc bán được xe nhưng không lời được bao nhiêu.
Tại sao tôi phải trả tiền cho phụ kiện này?
Ngày nay, trên mỗi chiếc xe ô tô bán ra có thể gắn thêm rất nhiều phụ kiện. Chẳng hạn ở Việt Nam, những phụ kiện phổ biến phải kể đến như camera hành trình, phim cách nhiệt, thảm lót sàn, camera lùi,... Người bán ô tô sẽ thêm những phụ kiện này vào xe khi bán ra cho khách hàng khiến giá bán sẽ bị "đội" cao hơn. Phần lớn, người bán hàng sẽ nâng mức giá phụ kiện cao hơn nhiều so với thực tế ngoài thị trường.
Một số khách hàng tinh ý và kiểm tra kỹ các khoản tiền thanh toán sẽ đặt ra câu hỏi như "Tại sao tôi phải trả tiền cho phụ kiện này?"sẽ khiến nhân viên bán ô tô rơi vào tình huống khó xử. Những phụ kiện này đa phần sẽ giúp họ "bỏ túi" được một khoản tiền từ người mua xe, khi khách hàng đặt câu hỏi trên bắt buộc người bán phải tìm lý do khéo léo để trả lời. Hơn nữa, khi khách hàng cứng rắn không chấp nhận trả tiền cho các phụ kiện trên, người bán sẽ mất công tháo gỡ các phụ kiện đã gắn trên xe.
Giá niêm yết, chưa tính phí lăn bánh của xe là bao nhiêu?
Tại Mỹ, giá niêm yết hay giá mà hãng đề xuất cho đại lý bán xe (chưa tính phí lăn bánh) còn gọi là MSRP. Hiểu đơn giản, giá này chỉ giúp khách hàng mua được chiếc xe ưng ý nhưng vẫn chưa thể lăn bánh, sử dụng chiếc xe ngoài đường. Khi đặt câu hỏi "Giá niêm yết, chưa tính phí lăn bánh của xe là bao nhiêu?"cho người bán hàng sẽ giúp khách hàng tính toán được các khoản phụ phí để lăn bánh xe như các khoản thuế phí, giấy tờ liên quan,... và người bán hàng sẽ khó "bỏ túi" được một phần nhỏ chi phí từ các khoản phụ phí trên.
Ở Việt Nam, một số khách hàng chỉ mua xe (chưa gồm phí lăn bánh) và chấp nhận bỏ thời gian của mình để tự làm đăng ký xe. Điều này sẽ giúp khách hàng giảm bớt một phần nhỏ chi phí dịch vụ khi để các đại lý bán xe làm việc này. Khi khách hàng mua xe với giá niêm yết, đề xuất từ hãng, các nhân viên bán hàng chỉ nhận được "hoa hồng" dựa trên chiếc xe họ bán ra. Chính vì vậy mà họ có thể sẽ cảm thấy khó chịu khi khách hàng đặt câu hỏi "Giá niêm yết, chưa tính phí lăn bánh của xe là bao nhiêu?"
Tỷ lệ lãi suất cho vay mua xe chính xác là bao nhiêu?
Mua xe trả góp là trường hợp không hiếm gặp và tại Mỹ cũng không ngoại lệ. Khác với ở Việt Nam, khách hàng mua xe trả góp làm việc trực tiếp với ngân hàng thì tại Mỹ, các đại lý bán xe ô tô sẽ mua gói lãi suất trả góp từ các tổ chức tài chính (thường là ngân hàng), sau đó bán lại cho người mua xe với mức lãi suất cao hơn để "ăn" tiền chênh lệch.
Người mua xe tò mò về khoản chênh lệch lãi suất cho vay này có thể sẽ khiến nhân viên bán xe bị giảm tiền hoa hồng trên khoản vay, khiến họ không vui. Khi người mua cảm thấy mức chênh lệch quá cao, họ cũng sẽ thương lượng để về con số phù hợp nhất, giúp tiết kiệm tiền cho các khoản trả góp hàng tháng.
Theo The Sun và tổng hợp
Hãy để lại ý kiếndưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!