Giám đốc Trung tâm nghiên cứuViệt Nam và ASEAN của Nga cho rằng,êngiaNgađềcaobàiphátbiểucủaThủtướngViệdự đoán trận croatia bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam thuhút sự chú ý rất cao.
>> Dư luận quốc tế tiếp mạch vấn đề “Xây dựng lòng tin chiến lược”
Bài phát biểu của Thủ tướng Chínhphủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao an ninh châu Á (Đối thoạiShangri-La) lần thứ 12, diễn ra tại Singapore, tiếp tục nhận được sự quan tâmvà ý kiến đánh giá của dư luận quốc tế.
Phóng viên đã phỏng vấn Phó Giáosư, Tiến sỹ Khoa học Vladimir Mazyrin - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Namvà ASEAN thuộc Viện Viễn Đông - Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga về nội dung bàiphát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Đối thoại Shangri - LaPV: Thưa ông, Đối thoại Shangri-Lalần thứ 12 vừa diễn ra tại Singapore, ông đánh giá thế nào về Hội nghị lần này?
Ông Vladimir Mazyrin: Đối thoại Shangri-La là một sự kiện chính trịrất đáng quan tâm, nó có ý nghĩa rất quan trọng là một cơ chế để bảo đảm anninh và đối thoại giữa tất cả các quốc gia liên quan đến châu Á và khu vực ĐôngÁ này.
Tất nhiên, đây không phải là mộtdiễn đàn duy nhất. Chúng tôi biết còn có những cơ chế khác, diễn đàn khác củakhu vực như ARF, ASEAN để bàn về những vấn đề an ninh châu Á. Nhưng Đối thoạiShangri-La là một hình thức rất có ý nghĩa.
PV: Với tư cách khách mời vàdiễn giả chính, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu tại phiên khaimạc đề cập chính sách đối ngoại và quốc phòng - an ninh của Việt Nam, đề xuấtphương hướng xử lí các vấn đề liên quan đến duy trì hòa bình, ổn định ở khuvực, trong đó có vấn đề an ninh ở Biển Đông. Ông đánh giá thế nào về bài phátbiểu này, cũng như những sáng kiến của Việt Nam trong xây dựng và bảo đảm anninh khu vực?
Ông Vladimir Mazyrin: Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngtại diễn đàn đã tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại yêu chuộng hòa bình vàcó trách nhiệm của Việt Nam.Chúng tôi cho rằng, Việt Namcó quan điểm đúng đắn, khi coi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông phải đượcthảo luận trên cơ sở đa phương, tức là vấn đề này cần được quốc tế hóa.
Một điểm nữa trong nội dung phátbiểu khiến tôi quan tâm, đó là Thủ tướng Việt Nam đã hoàn toàn đúng đắn khi đềcập xu thế tăng cường cạnh tranh và can dự của các nước lớn trong khu vực. Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng cũng nhận định rằng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nayhợp tác, liên kết đa tầng nấc, đa lĩnh vực, đối thoại giải quyết các bấtđồng... đang là xu hướng chủ đạo. Việc đặt vấn đề này là hoàn toàn đúng đắn.
Tôi muốn lưu ý đến một chi tiết,đó là trong bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói rằng: Việt Nam không phảnđối sự can dự tích cực của các nước lớn ngoài khu vực nhằm củng cố hợp tác vìhòa bình, an ninh và phát triển. Bài phát biểu cũng khẳng định cần thiết phảilắng nghe các tiếng nói đúng đắn của các nước nhỏ, càng lắng nghe các ý kiếnkhách quan của các nước nhỏ thì càng có lợi.
Cá nhân tôi là nhà nghiên cứuViệt Nam cho rằng, xét về góc độ kinh tế, Việt Nam không phải là nước nhỏ, màlà nước có nền kinh tế bậc trung bình trên thế giới và có nhiều điều kiện đểtrở thành một nước có nền kinh tế phát triển trong 10-20 năm tới. Ngày nay, uytín và ảnh hưởng của Việt Namđang tăng lên trên trường quốc tế. Chính Hội nghị Shangri-La và bài phát biểucủa Thủ tướng Việt Nam vừaqua cũng đang khẳng định điều này: ảnh hưởng của Việt Nam ngày càng được củng cố và tiếng nói của ViệtNamđang được lắng nghe.
Nga là nước có quan hệ hữu nghị,truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam nên Nga rất quan tâmđến các luận điểm được nêu trong phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đólà, Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước xây dựng và củng cố lòng tin chiếnlược vì hòa bình, hợp tác, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủquyền, bình đẳng và cùng có lợi.
Đồng thời, chúng tôi cũng thấyViệt Nam ủng hộ Nga tích cực tăng cường hợp tác với các nước ASEAN, tích cựctham gia vào các vấn đề của khu vực, củng cố hơn nữa nền tảng cho một cấu trúckhu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm. Có một điều mang tính nguyên tắc, làViệt Namphản đối các âm mưu cũng như các hành động trên thực tế nhằm chia rẽ ASEANthành hai phe vì lợi ích của riêng mình trong mối quan hệ với các nước lớn. Dođó, chúng tôi cho rằng quan điểm của Việt Nam về sự đoàn kết, thống nhấttrong ASEAN là rất quan trọng đối với các nước thành viên.
Một thông tin quan trọng nữa đượcThủ tướng Việt Nam thông báo tại Hội nghị này, đó là Việt Nam quyết định thamgia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, trước hết là trong cáclĩnh vực công binh, quân y, quan sát viên quân sự.
Theo tôi ở đây có hai điều đángquan tâm. Thứ nhất, điều này cho thấy Việt Nam đã thực sự trở thành một đốithủ đủ mạnh trên trường quốc tế trong tất cả các hoạt động. Bởi vì không phảinước nào cũng đủ nguồn lực tài chính để tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bìnhcủa Liên Hợp Quốc. Thứ hai, đây là một kênh quảng bá quan trọng về Việt Nam trong cácchiến dịch gìn giữ hòa bình quốc tế khi tham gia một cách bình đẳng cùng cácnước khác. Tôi chúc cho Việt Namthành công trong các chiến dịch quốc tế này.
PV: Sự tham gia của Thủ tướngViệt Namvào Đối thoại Shangri-La lần này thể hiện nỗ lực chung của ASEAN nhằm duy trìhòa bình và an ninh ở Biển Đông. Cũng vì mục tiêu đó, tất cả các nước thànhviên ASEAN đều đã thống nhất sớm khởi động đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử củacác bên ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Ông nhận định thế nào về triển vọngkhởi động đàm phán và đi đến ký kết COC?
Ông Vladimir Mazyrin: Chúng tôi ủng hộ tiến trình đàm phán để điđến ký kết COC. Tôi lạc quan về tiến trình đàm phán này và hy vọng nó sẽ hoànthành. Điều quan trọng ở đây là cả Việt Nam và Nga đều chủ trương kiên trì bảovệ quyền và luật pháp quốc tế để tìm ra những giải pháp đúng đắn phù hợp vớiCông ước khung của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Nếu không có Bộ quy tắc đó thìnhững vấn đề về an ninh trên Biển Đông sẽ không thể giải quyết được. Bởi vậy,đây sẽ là cách tiếp cận phù hợp nhất và cần thiết đối với các quốc gia là thànhviên của Liên Hợp Quốc.
Tôi muốn nhấn mạnh tới một nộidung được nêu trong phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, ASEAN vàcác nước đối tác cần phải cùng nhau tham gia tích cực xây dựng các cơ chế khảthi bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải trong khu vực. Đây là một quanđiểm rất tích cực và đúng đắn.
Theo tôi, nếu có các sáng kiến,đề nghị, văn bản cụ thể về hợp tác với ASEAN và Việt Nam theo hướng này chắcchắn Nga sẽ ủng hộ và tích cực tham gia. Tôi cho rằng chúng ta đang đi đúnghướng để sớm có được giải pháp cho vấn đề Biển Đông và điều cần là có được sựđồng thuận của các nước thành viên ASEAN và như thế, theo lẽ tự nhiên sẽ cóđược sự ký kết của Trung Quốc vào văn kiện chung đó để giải quyết những vấn đềhiện nay.
Theo VOV