Khu đất trồng sen,ỗibuồncủaôngchủvườnhoaSàiGòtỷ lệ bóng đá kèo nhà cái hoa hướng dương, túy điệp… rộng hơn 3 ha của vợ chồng ông Lê Văn Sáng, 65 tuổi ở mặt tiền đường Tam Đa, phường Trường Thạnh, Quận 9, TP.HCM.
Sài Gòn đang mùa mưa, các cây hoa đua nhau nở bông, từng đoàn khách đến vườn nhà ông Sáng câu cá, ngắm hoa, quay phim, chụp hình với hoa. Đang lụi cụi đẩy đá làm đường, thấy khách đến, ông Sáng bỏ dở công việc hướng dẫn họ chèo thuyền, dặn khách hái hoa, không làm hư hoa.
“Từ khi gieo hạt đến khi sen ra nụ phải mất 3,5 tháng. Giai đoạn từ khi cây cho nụ đến khi nở bông cũng mất 28-30 ngày. Trực tiếp trồng, chăm sóc, mong mỏi từng ngày để cây ra bông, nên nhìn thấy ai tự ý ngắt hoa, tôi rất tiếc”, ông Sáng chia sẻ.
Hồ sen rộng hàng ngàn m2 của vợ chồng ông Sáng. |
Người đàn ông sinh năm 1955 kể, trước đây, vợ chồng ông làm kinh tế bằng cách trồng sen lấy ngó bán. Việc trồng cây phải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nguồn nước nên thu nhập không đáng là bao.
Năm 2011, ông Sáng được chính quyền địa phương cử đi Đồng Tháp thăm quan, học hỏi mô hình trồng sen phát triển du lịch. “Khách ở các nơi đến đây mua vé vào cổng để chụp hình với sen rất đông. Nhìn họ rất say sưa và thoải mái”, ông Sáng nhớ lại.
Trở về từ chuyến đi, ông Sáng tự đặt câu hỏi, tại sao mình cũng là dân trồng sen mà không làm gì đó để người dân Sài Gòn có nơi vui chơi, thư giãn, có phong cảnh quay phim, chụp hình. Được vợ đồng ý, ông quyết định nhổ bỏ số sen trồng để lấy ngó trong ao, cải tạo lại đất, mua giống sen cho hoa về trồng. Ông cũng tận dụng thân cây, ván gỗ bỏ đi, lá dừa nước để làm cầu, các căn nhà chòi, đường đi… trang trí cho hồ sen.
Khách đến thuê trang phục, mua hoa rồi chèo thuyền ra hồ sen chụp hình. |
Ông Sáng cho biết, ban đầu, ông chỉ trồng cầm chừng để vừa học kinh nghiệm vừa tránh rủi ro. “Nguồn nước, đất, khí hậu ở Sài Gòn không như ở Đồng Tháp, nếu trồng đại trà ngay sẽ khó thành công. Một phần, tôi cũng không có vốn nên cứ lấy ít nuôi dài cho chắc ăn”, người đàn ông quê gốc Sài Gòn chia sẻ.
Một năm sau, hồ sen của ông Sáng được nhiều bạn trẻ, các đoàn làm phim, thợ ảnh biết đến. Ông Sáng mua thêm cá rô phi, cá lóc, cá trê… về thả xuống hồ sen để khách vừa chụp hình vừa câu cá thư giãn. Vợ ông cũng nuôi gà, học làm các món ăn phục vụ khách.
Công việc thuận lợi, ông Sáng mở rộng diện tích hồ sen, từ 1 ha lên hơn gần 3 ha. Ông cho biết, trước nhà ông có khu đất rộng đã có chủ nhưng họ bỏ không nhiều năm, cây cối, cỏ mọc um tùm. Không biết chủ đất là ai, ông lên phường xin phép cho khai hoang đất mở rộng diện tích trồng hoa. Ông cam kết chỉ mượn tạm đất, khi chủ đòi sẽ trả lại.
Ông Sáng chèo thuyền cho khách. |
Ý tưởng của ông được UBND phường Trường Thạnh chấp nhận. Năm 2014, ông phát cây, đào ao, cày đất, cho nước từ sông vào, mua phân, hạt giống… trồng thêm sen, hoa hướng dương, túy điệp, sao nhái…
Ông Sáng cho biết, trồng hoa giữa Sài Gòn không dễ. Hồi tháng 1 vừa qua, Sài Gòn bước vào mùa nắng nóng, đất bị nhiễm phèn, nguồn nước mặn xâm lấn làm toàn bộ hoa sen trong ao của ông Sáng úng nước, héo úa.
Để có vườn hoa hướng dương đẹp, ông Sáng phải chăm sóc rất tỉ mỉ, nhưng nhiều khách đến đã không có ý thức bảo vệ. |
“Từ khi gieo hạt đến khi sen ra bông phải mất 3,5 tháng, nhìn cây chết từ từ, tôi rầu lắm. Nhưng biết làm sao, làm công việc này thì phải chịu rủi ro”, ông Sáng tự động viên mình. Ông dọn sạch cây chết, rửa sạch ao, cày và phơi đất, rải phân, thay nước chờ đến mùa mưa mới trồng tiếp.
May mắn cũng mỉm cười với vợ chồng ông khi tình hình dịch bệnh vừa lắng xuống thì những cây hoa được trồng mới cũng bắt đầu trổ bông. Ông Sáng cho biết, mỗi ngày, vợ chồng ông đón từ 100-150 khách đến tham quan, chụp hình. Các ngày cuối tuần, ngày lễ lượng khách từ 400-600 người đến. Vé vào cổng là 40 ngàn đồng/khách. Vì vậy, trung bình mỗi năm trừ hết các khoản phí, vợ chồng ông thu về gần 300 triệu đồng.
Ông Sáng cho biết, nhiều khách ông vừa nhắc xong thì họ bẻ hoa, dù đang đứng trước mặt ông. |
Khách đến chụp hình với hoa, ông Sáng rất vui vì mình có thu nhập, được trò chuyện, tiếp xúc với nhiều người. Tuy nhiên, nhiều người tự ý hái hoa, làm hư hoa, xả rác… làm ông thấy buồn và tiếc.
Người đàn ông quê gốc Sài Gòn kể, có lần, vợ chồng ông đón 900 khách đến thăm quan. Dù ông đã để biển cấm hái hoa, làm hư hoa, nhưng khi khách về, vườn hoa của ông rũ rượi, nhiều bông hoa bị bẻ, cuống hoa rơi khắp vườn. Khách về, ông phải dọn dẹp vườn, chăm sóc, nâng niu từng cây hoa.
"Tôi trồng hoa vừa làm kinh tế, vừa đam mê. Quá trình chăm cho cây hoa từ lúc gieo hạt đến lúc trổ bông rất cực và phải thật có tâm huyết. Không có khách thì buồn, mà khách đến, mình vừa quay lưng đi thì họ bẻ hoa, phá hoa nên tôi rầu lắm", ông Sáng trải lòng.
Qua bàn tay của ông Lĩnh (74 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội), rác thải trở thành món đồ hữu ích.