Nghịch lý: doanh nghiệp “đói” nhân sự,ọntrườngĐHCáchnhìnxađểcóviệclàmsautốtnghiệtỷ số trận anh hôm nay nhiều cử nhân vẫn thất nghiệp
Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý I năm 2019, số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 124,5 nghìn người. Tuy đã giảm 11,32 nghìn người so với quý trước nhưng con số này cao hơn rất nhiều nhóm có trình độ cao đẳng (55,1 nghìn người), trung cấp (52,7 nghìn người).
Trái ngược với tình hình ảm đạm của các thống kê về lao động thất nghiệp, thị trường tuyển dụng vẫn sôi động từ ngày này qua tháng khác. Thậm chí, nhiều nhà tuyển dụng còn cho biết họ tìm “đỏ mắt” không ra ứng viên phù hợp, nhất là ở một số ngành mới như Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Digital Marketing...
Đây là một nghịch lý khó chấp nhận bởi theo lẽ thường, nhân sự có trình độ càng cao sẽ càng được coi trọng và tuyển dụng nhiều. Bên cạnh đó, với thời gian học dài hơn, chi phí đầu tư cho học tập lớn hơn, người lao động có trình độ cao cũng được kỳ vọng sẽ có mức thu nhập hấp dẫn hơn nhiều so với lao động trình độ thấp. Thế nhưng, thực tiễn đã chỉ ra một bức tranh hoàn toàn đối nghịch: càng lao động trình độ thấp, càng dễ được tuyển dụng.
Thị trường lao động cần những sinh viên được học bài bản, biết làm việc, và đã được nhúng vào môi trường thực tế của doanh nghiệp |
Ba nguyên nhân chính được chỉ ra: Một là, giáo dục ở nhiều trường đại học còn nặng về lý thuyết, không gắn với nhu cầu thực tiễn của thị trường nên sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn phải “đào tạo lại” tại các doanh nghiệp như mọi lao động ở các trình độ khác; Hai là, sinh viên thiếu định hướng về công việc tương lai, chưa chủ động học tập, chỉ học để thi, học cho qua môn chứ không tư duy nghiêm túc về nghề nghiệp sau này; Ba là trình độ phát triển của nền kinh tế chưa cao, yêu cầu công việc vẫn chủ yếu ở mức độ “gia công”, chưa thể sử dụng hiệu quả lao động trình độ đại học.
Trong 3 nguyên nhân trên, nếu như nguyên nhân thứ ba là nguyên nhân khách quan, là tình hình chung của xã hội thì nguyên nhân thứ nhất và thứ hai, nếu có sự chủ động, người học hoàn toàn có thể tránh được.
Chủ động để tiến xa trong tương lai
Trung Anh, cựu SV ĐH FPT hiện đang làm tại Okinawa, Nhật Bản kể, ngày anh ra trường, lập tức nhận được thư mời làm việc của một công ty bên Nhật. Thị trường trong nước thiếu nhân sự bao nhiêu thì thị trường nước ngoài khát nhân lực bấy nhiêu. Nhưng để được như vậy, Trung Anh đã phải bỏ ra không ít nỗ lực:“Mình đã phải quyết đoán khi chọn học ở ĐH FPT để được học cả chuyên môn, ngoại ngữ lẫn kĩ năng mềm. Chưa kể trường này còn cho mình cơ hội đi thực tập ở doanh nghiệp để học cách làm việc trong thực tế. Còn trong quá trình học thì phải chăm chỉ và nỗ lực lắm. Học bằng tiếng Anh, học thêm tiếng Nhật, học cả chuyên ngành không đơn giản chút nào. Nhưng ra trường được mời đi nước ngoài làm việc luôn, mình thấy rất xứng đáng.”
Trung Anh cũng cho rằng việc chọn trường ĐH vốn dĩ là việc không thể làm qua loa. Xem chương trình học của trường trên website, tìm hiểu tỉ lệ việc làm của các khoá trước, hỏi thăm các anh chị đi trước là những việc cậu đã bỏ công để làm. Sau khi nghiên cứu, từ 4 trường trong danh sách ban đầu cuối cùng cậu chọn duy nhất ĐH FPT. “SV FPT tốt nghiệp có việc làm luôn như mình là bình thường, chưa ra trường đã có tới tấp các công ty mời cũng nhiều. Mình nghĩ quan trọng là mình đã chọn đúng trường mà các nhà tuyển dụng ưng ý, chính là kiểu trường giúp sinh viên ra trường làm được tốt công việc mà doanh nghiệp cần”.
Ngược lại với Trung Anh, Lê Thành Trung tốt nghiệp loại giỏi nhưng cầm tấm bằng Kỹ sư Điện đã 1 năm rưỡi mà chưa tìm được việc làm. “Mình chưa qua được 2 tháng thử việc thì các nơi đã chủ động chấm dứt hợp đồng. Họ bảo là rất cần người làm được việc, chứ không cần bằng giỏi.” Trung kể hơi day dứt về quãng thời gian liên tục trượt thử việc. “Điều mình tiếc nhất là lẽ ra lúc chọn trường mình chịu chọn một trường cho mình thực hành nhiều hơn là chỉ nhấn mạnh vào học lí thuyết, có lẽ mình không phải chạy từ hợp đồng thử việc này sang hợp đồng thử việc khác như hiện giờ.
Cơ hội việc làm không hề thiếu nếu người trẻ đủ sáng suốt để tìm kiếm cho mình một môi trường học tập và rèn luyện phù hợp với nhu cầu của thị trường nhân sự. 4 năm tuy ngắn ngủi nhưng sẽ là những bước chạy đà quan trọng để các sĩ tử đang chọn trường hôm nay có thể tiến xa trong tương lai.
Nguyễn Hải