CSDL hộ tịch điện tử được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch nhằm lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân được đăng ký theo quy định pháp luật,ơsởdữliệuhộtịchđiệntửphảithốngnhấttừTrungươngđếnđịaphươkết quả u23 benfica bằng thiết bị số, trong môi trường mạng, thông qua Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung.
CSDL hộ tịch điện tử phải được xây dựng tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; được cập nhật kịp thời, chính xác; duy trì hoạt động liên tục, thông suốt đáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật; đồng thời được lưu trữ, bảo đảm an toàn thông tin.
CSDL hộ tịch điện tử phải được xây dựng tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; được cập nhật kịp thời, chính xác; duy trì hoạt động liên tục. (Ảnh minh họa: Luatvietnam) |
Nghị định 87 của Chính phủ về CSDL hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến có hiệu lực từ ngày 15/9/2020 đã quy định rõ, cơ quan đăng ký hộ tịch khai thác, sử dụng CSDL hộ tịch điện tử để đăng ký hộ tịch theo thẩm quyền; cấp bản sao trích lục hộ tịch; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; thống kê số liệu đăng ký hộ tịch và thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
Bộ Tư pháp khai thác, sử dụng CSDL hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch với tất cả các trường hợp có thông tin hộ tịch trong CSDL hộ tịch điện tử. Triển khai việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa CSDL hộ tịch điện tử với các CSDL khác của bộ, ngành, địa phương; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
Bộ Ngoại giao khai thác, sử dụng CSDL hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch đối với các trường hợp đã đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
Bộ Tư pháp cho biết, từ tháng 10/2020 đến nay, tất cả các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch (11.000 UBND cấp xã, trên 700 phòng tư pháp cấp huyện và 63 sở tư pháp) với trên 18.000 tài khoản người dùng đã sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử. Phần mềm này đã giúp giải quyết hầu hết các nghiệp vụ đăng ký hộ tịch theo Luật Hộ tịch trên hệ thống mạng, máy tính và được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh. Do đó, người dân có thể thực hiện nhiều thủ tục đăng ký hộ tịch theo phương thức trực tuyến; lấy số định danh cá nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh. Qua đó cung cấp nguồn thông tin hộ tịch đầu vào, cập nhật dữ liệu “sống” cho CSDL quốc gia về dân cư.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của Luật Hộ tịch và Nghị định số 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã cho thấy CSDL hộ tịch điện tử còn nhiều hạn chế. Do đó, Bộ Tư pháp đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Nâng cấp cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” với nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, dự kiến thực hiện trong năm 2022 và năm 2023; đồng thời chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh việc số hóa sổ hộ tịch lịch sử. Khi cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được hoàn thiện, sẽ tạo đà cho công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực quốc tịch, chứng thực cũng như các lĩnh vực hành chính tư pháp khác của Bộ Tư pháp.
Linh Đan