Sáng sớm khi bình minh chưa ló rạng,ữngmâmcơmcóhảisảngiáđồnggâysốtcủabàmẹởPhúQuốkèo nhà cái 2 phiên chợ ở An Thới, Phú Quốc (Kiên Giang) đã ồn ào náo nhiệt. Giống như mọi khi, chị Trương Thị Thi lại tất bật tới những sọt hàng của ngư dân đi biển để chọn mua thực phẩm cho gia đình.
Buổi chợ sớm hôm nay, với 25.000 đồng trong tay, chị Thi mua được hơn 1kg cá ngân tươi rói. Bà nội trợ 35 tuổi dự tính sẽ chế biến món cá ngân kho mía cho 3 mẹ con đổi bữa. Phần còn lại, chị định nấu thêm món canh cá ngân rau quế và làm thêm chút ruốc cá.
"Tôi hay chọn hàng của dân đi biển. Họ bán nhỏ lẻ không qua thương lái nên giá cũng dễ chịu hơn. Thêm nữa, nếu mua ở hàng quen cũng được bớt thêm đôi chút", chị Thi vui vẻ cho biết.
Chị Thi tâm sự, vốn là người con của mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió, năm 2012, chị đã kết hôn. Sau khi lập gia đình, do đặc thù công việc nên chồng chị thường xuyên không có nhà. Hai vợ chồng chấp nhận ở mỗi người một nơi.
Từ khi sinh em bé đầu lòng, đầu năm 2014, chị cũng từ bỏ công việc ổn định ở quê nhà, đến Phú Quốc lập nghiệp cùng chồng.
"Ngày ấy, Phú Quốc còn hoang sơ lắm. Chồng tôi thì đi công tác suốt, mỗi lần biền biệt 4-6 tháng mới về thăm vợ con được một lần. Hồi đầu tôi cũng tủi thân vì chỉ một mình chăm con, không có ai thân thích bên cạnh hỗ trợ.
Nhưng dần dần khi mọi thứ vào guồng, tôi cũng quen với nhịp sống ấy. Tưởng rằng ra Phú Quốc là cả nhà được đoàn tụ, nhưng hiện tại chồng tôi lại công tác ở Cà Mau", chị giãi bày.
Trên đảo, thiên nhiên trong lành, khí hậu mát mẻ còn người dân lại hiền lành nên chị Thi yêu Phú Quốc từ lúc nào không hay. Cả gia đình 4 thành viên xác định sẽ gắn bó với đảo Ngọc.
Sau gần chục năm, chị Thi nhận thấy quyết định rời bỏ sự nghiệp để theo chồng ra đảo sinh sống "là quyết định hoàn toàn đúng đắn và không có gì nuối tiếc".
Đến nay, gia đình nhỏ có 2 cậu con trai là một bé 6 tuổi và một bé 10 tuổi. Do chồng thường xuyên vắng nhà nên chị Thi trở thành bà nội trợ, dành thời gian chăm sóc gia đình con cái.
Dành trọn vẹn thời gian cho gia đình nên chị Thi rất chăm chút từng bữa ăn, giấc ngủ cho các con. Hải sản là món thực phẩm thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm gia đình. Chị Thi cho rằng, chỉ cần một chút vun vén và khéo léo vẫn nấu được những bữa cơm hải sản không đắt đỏ.
"Ở Phú Quốc chủ yếu là ngư dân sống bằng nghề đánh bắt hải sản nên giá cả khá hợp lý. Chỉ một số loại rau xanh, hoa quả, thịt phải nhập từ đất liền mới có giá nhỉnh hơn", bà nội trợ 35 tuổi cho biết.
Do chồng thường xuyên vắng nhà và chỉ có ba mẹ con nên mỗi tháng trung bình tiền ăn hết từ 4 đến 5 triệu đồng. Chị còn trồng thêm rau theo mùa để cải thiện bữa ăn.
Chị Thi nhẩm tính, chi phí trung bình mỗi bữa cơm nhà dao động từ 50.000 đồng đến 70.000 đồng cho 3 mẹ con. Bữa sáng, chị vẫn tự nấu ở nhà để đảm bảo an toàn thực phẩm. Thậm chí, chỉ với 25.000 đồng, chị vẫn có thể đi chợ mua được hải sản về chế biến đổi bữa cho con.
"Bà nội trợ ở đất liền cầm 25.000 đồng ra chợ có khi chẳng biết mua gì, nhưng ở chỗ tôi lại khác. Với số tiền này, tôi có thể mua được 2,5 lạng loại mực lá nhỏ tầm 7 con. Tôi lấy 6 con mang nhồi thịt còn một con và phần đầu để trộn gỏi chua ngọt kiểu Thái.
Hay bữa khác, chỉ với 25.000 đồng nhưng mua được hơn một lạng bạch tuộc gồm 3 con nhỏ và 2 lạng cá được 2 con. Tôi lấy 2 con bạch tuộc để nướng, một con băm nhuyễn trộn với thịt xay làm món cà tím nhồi. 2 con cá còn lại cũng mang nướng ớt tỏi", chị nói.
Chị Thi cho rằng, cũng tùy vào tài vun vén của mỗi bà nội trợ và mức thu nhập của từng gia đình khác nhau, sẽ có các mức chi tiêu hợp lý. Điều quan trọng nhất vẫn cần những bữa cơm ngon miệng cho gia đình và đảm bảo sức khỏe.
"Ở Phú Quốc gần chục năm, đến giờ tôi cũng chẳng muốn đi đâu nữa. Kể cả chồng chuyển công tác đi đâu, ba mẹ con vẫn xác định gắn bó với mảnh đất này", chị nói.
Ảnh: Trương Thị Thi