- Xin hỏi luật sư quyền lợi của giáo viên mầm non nghỉ không lương 06 tháng và thủ tục nghỉ?ềnlợicủagiáoviênmầmnonkhinghỉkhônglươbảng xếp hạng bàn thắng ngoại hạng anh
Mẹ chồng có quyền đuổi con dâu ra khỏi nhà?
Làm thế nào để nhận trợ cấp thất nghiệp?
Ảnh minh họa |
Giáo viên mầm non nếu muốn xin nghỉ không lương 6 tháng thì phải làm đơn trình bày lý do của mình về việc xin nghỉ không hưởng lương để người đứng đầu đơn vị xem xét và phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc hiệu trưởng nhà trường.
Nếu giáo viên là viên chức thì căn cứ Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:
“Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập”
Về việc nghỉ không hưởng lương, Bộ luật lao động 2012 quy định:"Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương."
Theo đó, trong trường hợp này, bạn có thể xin nghỉ không lương tuy nhiên cần đảm bảo thời gian báo trước và phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Về bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy trình thu bảo hiểm xã hội, cấp sổ bảo hiểm thẻ bảo hiểm 2017 quy định:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.”
Theo quy định của pháp luật thì tiền bảo hiểm xã hội sẽ được tính theo tháng, việc người lao động xin nghỉ không hưởng lương nếu như số ngày người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương dưới 14 ngày trong tháng thì khoảng thời gian người lao động nghỉ không lương thì người lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội, công ty cũng sẽ không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Khoảng thời gian nghỉ việc không lương này cũng không được tính để hưởng bảo hiềm xã hội.
Căn cứ quy định trên giáo viên mần non xin nghỉ việc 06 tháng không hưởng lương thì không đóng bảo hiểm xã hội trong 06 tháng nghỉ đó, khoảng thời gian nghỉ này cũng không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Về bảo hiểm thất nghiệp
Khoản 1, Điều 46 Luật Việc làm quy định: “Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập”.
Khoản 2, Điều 49 Luật Việc làm quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
“Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 1, Điều 43 của Luật này; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 43 của Luật này”.
Căn cứ quy định nêu trên, nếu người lao động nghỉ không hưởng lương trước khi nghỉ việc sẽ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Do con tôi theo học khối A1 không có môn Văn, nên không có nhu cầu học thêm môn Văn. Cháu cũng cần dành thời gian học những môn khác nên tôi cũng không muốn cháu theo học lớp học thêm đó