“Nghiên cứu Ngăn chặn hành vi gây tổn hại” là dự án nghiên cứu để hiểu rõ hơn vai trò thúc đẩy của công nghệ kỹ thuật số với tình trạng bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em. Dự án được tổ chức Quan hệ đối tác toàn cầu về chấm dứt bạo lực trẻ em đầu tư phát triển,ẻemViệtNamcónguycơbịbóclộtvàxâmhạitìnhdụcquamạsố liệu thống kê về vfb stuttgart gặp vfl wolfsburg thông qua Sáng kiến An toàn trên không gian mạng.
Sáng kiến An toàn trên không gian mạng quy tụ và tài trợ cho 3 tổ chức gồm ECPAT, INTERPOL và Văn phòng Nghiên cứu UNICEF - Innocenti để thực hiện nghiên cứu mới ở 13 quốc gia trong khu vực Đông Phi, Nam Phi và Đông Nam Á.
Báo cáo mới được 3 tổ chức công bố chỉ ra rằng trẻ em ở Việt Nam đang bị bóc lột và xâm hại tình dục trên mạng, nhưng các em không báo/trình báo về việc đó.
Theo kết quả khảo sát, phần lớn những trẻ nói từng bị bóc lột và xâm hại tình dục trên mạng đã không tiết lộ việc này với ai hoặc chỉ kể với một người bạn. Rất ít trẻ cho biết đã kể với người chăm sóc và/hoặc 1 kênh chính thức như công an hoặc đường dây trợ giúp. Nhiều khả năng do trẻ có thể ngại nói cởi mở về chủ đề khá nhạy cảm này.
Báo cáo cũng cho thấy trẻ em có nguy cơ bị bóc lột và xâm hại tình dục qua mạng ở Việt Nam. 23% trẻ độ tuổi 12 - 17 sử dụng Internet tham gia khảo sát cho biết các em vô tình nhìn thấy hình ảnh hoặc video nhạy cảm trên mạng trong năm qua - 12 tháng trước cuộc khảo sát. Ngoài ra, 5% từng nhận được hình ảnh nhạy cảm không mong muốn.
Việc thiếu báo cáo về tình trạng bóc lột và xâm hại tình dục qua mạng ở Việt Nam bị ảnh hưởng do sự kỳ thị và thái độ không khuyến khích thảo luận về tình dục, đặc biệt là với trẻ em. Dù điều này có thể hiểu được trong một chừng mực nào đó, nhưng nếu không có thông tin, trẻ sẽ không nhận thức được rủi ro hoặc khi nào và làm thế nào để tìm kiếm giúp đỡ. Sự kỳ thị từ cộng đồng cũng có thể ảnh hưởng đến những trẻ tiết lộ về việc bị xâm hại và/hoặc khuyến khích nạn nhân không kể lại, trình báo về việc đó.
Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng caa nhận thức và hiểu biết về an toàn trên mạng cho trẻ em .(Ảnh minh họa: baokhanhhoa.vn) |
Hơn nữa, nghiên cứu ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam phát hiện ra rằng nhiều trẻ thiếu thông tin, nhận thức và kiến thức về bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em qua mạng, điều này càng làm tăng tình trạng dễ bị tổn thương của các em.
Các nền tảng truyền thông xã hội và Internet ở Việt Nam đang bị lạm dụng để nhắm vào những trẻ dễ bị tổn thương. Báo cáo nghiên cứu ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam nêu rằng các nền tảng mạng xã hội đã được dùng để xác định, kết nối và tạo dựng lòng tin với nạn nhân tương lai.
Ngoài ra, báo cáo còn cho thấy trẻ em đã chịu nhiều hình thức bóc lột và xâm hại tình dục qua mạng. Cụ thể, 8% trẻ em độ tuổi 12 - 17 sử dụng Internet đã từng nhận được bình luận khiếm nhã về bản thân khiến các em không thoải mái trong năm qua. 43% không nói với ai rằng việc này đã xảy ra, chủ yếu vì cho rằng sẽ chẳng giải quyết được việc gì/chẳng làm được gì nếu các em kể lại vụ việc.
5% trẻ từng nhận được hình ảnh nhạy cảm không mong muốn. Gần một nửa trong số này không biết phải kể với ai.
Kết quả khảo sát cho thấy, 2% trẻ được yêu cầu nói chuyện về tình dục dù không muốn. Khoảng một nửa trong số này đã nhận được những yêu cầu không mong muốn về tình dục trên mạng và hầu hết không nói với ai. Nguyên nhân do trẻ không nghĩ rằng vụ việc đó đủ nghiêm trọng hoặc sợ gặp rắc rối.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những phát hiện này chỉ là một bức tranh phác thảo nhanh về hiện trạng bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em qua mạng ở Việt Nam. “Chỉ 36% trẻ tham gia khảo sát đã được dạy về vai trò quan trọng của việc giữ an toàn trên mạng, điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao nhận thức và hiểu biết về vấn đề này ở trong nước”, nhóm nghiên cứu cho hay.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến nghị cần tăng cường nguồn lực chuyên môn. Hiện tại, số lượng cán bộ và trang thiết bị có thể không đủ để tiến hành điều tra các vụ bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em qua mạng, vấn đề này phải được giải quyết. Phòng ngừa là chìa khóa giúp giải quyết vấn nạn bóc lột và xâm hại tình dục trực tuyến ở Việt Nam.
Vân Anh
Với việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng đến năm 2025, lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng.