"Trong tình hình hiện tại,ốclêntiếngviệcôngPutinphêduyệthọcthuyếthạtnhânmớicủbang xh bd y tất cả các bên liên quan cần giữ bình tĩnh và kiềm chế, cùng nhau tìm cách hạ nhiệt căng thẳng và giảm thiểu rủi ro chiến lược thông qua đối thoại và tham vấn", Newsweek dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm nói hôm 20/11.
Trước đó, hôm 19/11, Tổng thống Putin đã chính thức phê duyệt học thuyết hạt nhân mới của Nga, dựa trên những sửa đổi mà ông đã công bố hồi tháng 9. Các sửa đổi đáng chú ý trong học thuyết mới của Moscow bao gồm việc Nga có thể sử dụng biện pháp răn đe hạt nhân để ngăn chặn các hành động gây hấn từ các quốc gia thù địch, hoặc liên minh quân sự sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ngoài ra, bất kỳ hành động gây hấn nào nhắm vào các đồng minh của Nga cũng sẽ phải chịu hậu quả tương tự.
Ngay sau khi ông Putin phê duyệt học thuyết mới, Điện Kremlin đã yêu cầu các quốc gia khác nghiên cứu kỹ tài liệu này.
Sau đó, Phó Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh cho hay, Bộ Quốc phòng Mỹ không ngạc nhiên trước việc Nga cập nhật học thuyết hạt nhân quốc gia. Và Mỹ không có lý do thay đổi lập trường hạt nhân hiện tại sau động thái của ông Putin.
Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) tại Washington, Nga vẫn đang sở hữu kho dự trữ đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới. Theo đó, số đầu đạn của Nga bao gồm những đầu đạn đã triển khai, dự trữ, và đã ngừng sử dụng ước tính là 5.580, theo sau là Mỹ 5.044 đầu đạn, và Trung Quốc là 500 đầu đạn.