TheảohiểmxãhộiViệtNamnêulýdocầnchiatuyếnkhámchữabệkeo nha cai .deo đó, nếu không quản lý bệnh nhân theo tuyến, người bệnh sẽ đổ dồn lên tuyến trên điều trị gây quá tải, hệ thống y tế có nguy cơ bị phá vỡ, ảnh hưởng lớn đến công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh (KCB) cho người dân.
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới đều có quy định phân tuyến KCB. Tất cả các trường hợp (trừ cấp cứu) muốn lên tuyến trên đều phải qua bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ tổng quát và được tuyến dưới giới thiệu lên.
Tại nước ta, việc chuyển tuyến, cấp chuyên môn kỹ thuật về KCB đã được quy định cụ thể tại Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho người dân toàn diện và liên thông.
Cụ thể, theo Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, hệ thống y tế của nước ta gồm 4 tuyến: xã, huyện, tỉnh, trung ương. Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, bổ sung (có hiệu lực từ 1/1/2024) cũng quy định sự phân cấp chuyên môn trong KCB, theo đó gồm 3 cấp: Cấp KCB ban đầu, cấp KCB cơ bản và cấp KCB chuyên sâu.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng tuyến, thực hiện việc quy hoạch, đầu tư, xây dựng cơ sở sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực phù hợp.
Bác sĩ Lê Văn Phúc, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, mô hình hệ thống y tế hình tháp được hầu hết các nước áp dụng và chỉ có mô hình này mới đảm bảo được việc quản lý và chăm sóc sức khỏe toàn diện, hiệu quả.
“Nếu không quản lý bệnh nhân theo tuyến, chắc chắn sẽ phá vỡ hệ thống y tế. Do đó, việc quản lý KCB tại các tuyến bằng giấy chuyển tuyến là công cụ phù hợp, cần thiết”, bác sĩ Phúc nhấn mạnh.
Theo ông Phúc, nếu bệnh nhân không được quản lý theo tuyến, nhu cầu KCB tập trung ở các bệnh viện tuyến trên, tuyến cuối để điều trị, kể cả với các trường hợp không phù hợp và không cần thiết với tình trạng bệnh.
Điều này không chỉ gây quá tải cho cơ sở y tế tuyến trên, gây phiền hà cho chính người bệnh mà còn gây lãng phí cơ sở vật chất, nhân lực ở tuyến dưới do không tận dụng hết công suất sử dụng.
Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc BHXH TP.HCM cho biết, thực tế tại TP.HCM hầu hết các bệnh viện quận, huyện đều được phân hạng 1, hạng 2 thực hiện được rất nhiều dịch vụ kỹ thuật tuyến tỉnh và tuyến trung ương.
Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh của thành phố đều là các bệnh viện lớn thực hiện được nhiều kỹ thuật chuyên sâu và đã thu hút số lượt bệnh nhân các nơi về KCB. Trong đó, người có thẻ BHYT luôn được giải quyết đầy đủ quyền lợi theo quy định.
Phải tạo thuận lợi cho người bệnh chuyển tuyến KCB
Theo quy định, từ năm 2014, người bệnh phải chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên một cách tuần tự nhưng từ năm 2016 đã thông tuyến KCB ở cấp huyện và từ năm 2021 đã thông tuyến điều trị nội trú tuyến tỉnh.
Theo đó, người tham gia BHYT khi tự đi KCB BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú tuyến tỉnh trên toàn quốc đều được quỹ BHYT thanh toán như đi KCB tại nơi đăng ký KCB ban đầu. Các quy định này đã từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT khi đi KCB BHYT.
Ông Lê Văn Phúc cho biết, BHXH Việt Nam luôn ủng hộ quan điểm đơn giản thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT khi đi KCB. Tuy nhiên, việc tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia phải gắn liền với sự bền vững của hệ thống y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở. Tránh tình trạng bệnh nhẹ cũng điều trị tại tuyến trung ương, gây quá tải, lãng phí nguồn lực tài chính không cần thiết, không phát huy được hiệu quả của y tế tuyến cơ sở.