Dữ liệu số không thể thiếu khối doanh nghiệp tư nhân
Thương mại dựa vào dữ liệu đã gia tăng nhanh chóng trong 3 thập kỷ vừa qua và hiện nay chiếm hơn 50% giá trị thương mại dịch vụ trên toàn cầu. Một số quốc gia đã bắt đầu tận dụng dữ liệu để tạo ra những lợi thế kinh tế,ếnlượcquảntrịdữliệusốkhôngthểthiếukhốitưnhâtrực tiếp bóng đá kèo nhà cái xã hội cho mình.
Trước xu hướng đó, chia sẻ tại Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước Quý II/2023 của Bộ TT&TT, bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết, địa phương này đã xây dựng chiến lược quản trị dữ liệu TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, TP.HCM đánh giá chiến lược dữ liệu sẽ đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.
Theo bà Võ Thị Trung Trinh, việc có một chiến lược quản trị dữ liệu tốt sẽ giúp hiện đại hóa mô hình quản trị, nâng cao năng suất, tạo môi trường thúc đẩy năng lực cạnh tranh. Không chỉ vậy, giá trị gia tăng khởi tạo từ dữ liệu sẽ giúp tạo ra những mô hình kinh doanh mới, phát triển kinh tế xã hội. Việc ứng dụng thông tin trong chính quyền số cũng giúp hoạch định chính sách, phân bổ nguồn lực hợp lý.
Nhận xét về chiến lược quản trị mà TP.HCM đang triển khai, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, kinh tế số chính là con đường phát triển bền vững nhờ sự có mặt của loại tài nguyên mới là dữ liệu.
Góp ý với Sở TT&TT TP.HCM, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, khi xây dựng chiến lược quản trị dữ liệu, không thể không nhắc tới khối ngoài công lập, hay khối tư nhân. Thực tế, lượng dữ liệu trong khối công chỉ chiếm khoảng 5%, trong khi hơn 90% dữ liệu nằm ở khối ngoài công lập. Đây chính là một nguồn lực quan trọng để tạo ra sự phát triển.
Muốn dùng dữ liệu để tạo ra sự phát triển của thành phố, muốn thành phố thông minh hơn, phải nhắc tới khối tư nhân. Chi tiết này chỉ hiện ra khi các địa phương nhìn nhận vấn đề dưới một góc nhìn toàn diện, về cả công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, quản trị, phát triển nhanh, bền vững và nhìn nhận nó như một yếu tố quan trọng để làm cho nền kinh tế tăng sức chống chịu.
Bộ trưởng cũng lưu ý, trong quá trình xây dựng chiến lược về dữ liệu, các địa phương cũng cần chú ý đo lường việc thực thi, hoạt động này phải được thực hiện tự động thay vì văn bản, giấy tờ. Trên chặng đường hướng đến mục tiêu lâu dài, cần đặt ra cho mình những chỉ tiêu ngắn hạn để theo dõi việc vận hành theo từng tháng, quý.
Doanh nghiệp tư là động lực đẩy nhanh chiến lược dữ liệu
Chia sẻ về vai trò không thể thiếu của khối tư nhân trong chiến lược quản trị dữ liệu, ông Nguyễn Vũ Anh, CEO Cốc Cốc cho rằng, sự tham gia của khối ngoài công lập sẽ thúc đẩy nhanh quá trình triển khai, tạo ra các công cụ như phần mềm, ứng dụng để hiện thực hóa mục tiêu một cách nhanh chóng, hiệu quả.
"Từ đặc thù hoạt động thực tiễn, các doanh nghiệp tư nhân sẽ đóng góp nhiều giá trị từ ý tưởng, đội ngũ chuyên gia phát triển sản phẩm, cho đến năng lực nắm bắt, cập nhật cũng như làm chủ các công nghệ mới nhất về quản lý dữ liệu... Khối doanh nghiệp nhà nước sẽ đóng góp vai trò chủ lực, nhưng để tạo ra hiệu quả sâu rộng, nên cộng hưởng sức mạnh của khối tư nhân", ông Nguyễn Vũ Anh đưa ra nhận định.
Từ quan sát thực tiễn việc quản lý dữ liệu tại một số nước châu Âu, CEO Cốc Cốc cho hay, các cơ quan, tổ chức thuộc khối công thường nắm giữ vai trò chủ trì xây dựng chiến lược. Trong quá trình xây dựng chiến lược, các đơn vị này có thể thuê tư vấn từ các đơn vị tư nhân.
Đóng góp thêm một góc nhìn khác, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Misa cho biết, trong chiến lược quản trị dữ liệu, việc xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Phần quan trọng nhất của một cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) chính là dữ liệu. Những dữ liệu này có phần được quản lý bởi cơ quan Nhà nước, nhưng cũng có phần nằm trong tay các tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, để xây dựng được dữ liệu đầy đủ, cần có sự chung tay đóng góp của cả 3 bên gồm: Nhà nước xây dựng, quản lý CSDLQG, đơn vị trung gian kết nối và đơn vị đóng góp dữ liệu.
"Ví dụ CSDLQG hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế xây dựng, quản lý, trung gian kết nối là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử. Các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đóng góp dữ liệu hoá đơn lên CSDLQG. Trong trường hợp này, khối tư nhân đóng cả hai vai trò quan trọng là trung gian kết nối và đóng góp dữ liệu", Phó Chủ tịch Misa dẫn chứng.
Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, dữ liệu được mở cho khối tư nhân khai thác sẽ đem đến nhiều dịch vụ hữu ích phục vụ người dân.
Ví dụ nếu Tổng cục Thuế cho phép các doanh nghiệp tra cứu trên CSDL hóa đơn điện tử sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ sử dụng hóa đơn giả. Nếu Bộ Công An cho phép ngân hàng hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng truy xuất CSDLQG về dân cư sẽ giúp hạn chế tình trạng giả mạo danh tính.
Cơ hội khai thác dữ liệu theo mô hình hợp tác công tư
Vietnam – Briefing đưa ra dự đoán, quy mô thị trường dữ liệu của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 1,82 tỷ USD vào cuối năm 2023, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 5,32% trong giai đoạn 2023-2027.
Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, xếp hạng dữ liệu mở của Việt Nam năm 2022 đứng thứ 86/193 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với xếp hạng năm 2020. Dữ liệu và việc chia sẻ dữ liệu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp.
Trao đổi với VietNamNetvề cách khối khu vực công và tư có thể hợp tác với nhau về vấn đề khai thác và quản trị dữ liệu, CEO Cốc Cốc - Nguyễn Vũ Anh cho rằng, một trong những việc quan trọng cần làm là xây dựng khung pháp lý để đảm bảo cân bằng lợi ích và trách nhiệm giữa các bên liên quan, từ đó huy động tối đa sức mạnh từ cả khu vực công và tư, cùng tiến tới đạt mục tiêu chung.
Khai thác và quản trị dữ liệu là lĩnh vực tồn tại nhiều yếu tố nhạy cảm, việc đánh giá hiệu quả sẽ tùy thuộc vào mục đích khai thác. Bên cạnh chủ trương đúng đắn, khung pháp lý hài hòa, cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng nhận thức đúng đắn để tạo sự đồng thuận từ người dân trong quá trình triển khai.
"Thành tựu và thách thức từ bài toán khai thác, quản trị dữ liệu mà các quốc gia phát triển ở châu Âu hay Hoa Kỳ, Trung Quốc đã làm được... chính là bài học tốt để Việt Nam tham khảo, rút kinh nghiệm, từ đó tìm ra phương thức phù hợp", CEO Cốc Cốc nói.
Đối với vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Misa đề xuất, Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp công nghệ được tham gia làm trung gian kết nối với CSDLQG.
MISA cho rằng, có nhiều cách để khối công và tư phối hợp với nhau nhằm khai thác và quản lý dữ liệu. Nhà nước có thể cho phép doanh nghiệp khai thác các CSDLQG. Tất nhiên, chỉ doanh nghiệp đủ điều kiện mới được kết nối, khai thác.
Đại diện Misa cũng lưu ý về việc cần tránh tình trạng độc quyền kết nối, khai thác dữ liệu. Ở góc nhìn của một doanh nghiệp tư nhân, Misa đề xuất các doanh nghiệp công chỉ nên tập trung làm những nền tảng, hạ tầng mà doanh nghiệp tư nhân không làm được, tránh sự cạnh tranh giữa hai khối.
Trước đó, tại tọa đàm “Mô hình hợp tác công tư trong xây dựng và khai thác dữ liệu số” ông Nguyễn Hoàng Minh, Tổng Giám đốc FPT Information System đã gợi ý các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần hỗ trợ đắc lực hơn cho khối Nhà nước, lẫn tư nhân trong tiến trình hoàn thiện cơ sở dữ liệu.
Ông Minh đề xuất xây dựng kiến trúc dịch vụ công, trong đó phân tách được các dịch vụ do Chính phủ và doanh nghiệp cung cấp. Tổng Giám đốc FPT Information System mong muốn Chính phủ sẽ cho thành lập cơ quan chuyên trách quốc gia về hợp tác công tư cho ngành CNTT.
Các chuyên gia FPT cũng đặt vấn đề xây dựng một cơ chế thí điểm, cho phép doanh nghiệp được cung cấp một số dịch vụ từ các cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Việt Nam chọn cách đi 'thông minh hoá' bằng dữ liệu mở và trí tuệ nhân tạoĐó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng khi bàn về vai trò của dữ liệu mở và trí tuệ nhân tạo trong xu thế phát triển hiện nay của Việt Nam và thế giới.