Hỗ trợ sản xuất
Thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2018-2023,ộinôngdântỉnhTậphợpđoànkếtnôngdânthiđuayêunướlịch bóng dá anh Hội Nông dân huyện Phú Giáo đã chỉ đạo các cơ sở hội tăng cường hoạt động tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ hội viên, nông dân tham gia phát triển các mô hình kinh tế. Trong đó, hội thành lập chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp; thực hiện theo nguyên tắc “5 cùng” (cùng lĩnh vực lao động, cùng ngành nghề sản xuất, cùng mối quan tâm, cùng có sự chia sẻ trách nhiệm, cùng hưởng lợi). Nửa đầu nhiệm kỳ, các cấp Hội Nông dân huyện đã vận động thành lập 5 chi hội nông dân nghề nghiệp; kết quả, 5/10 cơ sở hội thực hiện đạt và vượt 400% so với chỉ tiêu nghị quyết.
Các chi hội nông dân nghề nghiệp đã đi vào hoạt động và phát huy được các thế mạnh, lĩnh vực kinh tế của huyện. Tiêu biểu như Chi hội Chăn nuôi vịt cạn xã Tân Hiệp, Chi hội Nuôi cá nước ngọt xã Vĩnh Hòa, Chi hội Trồng tiêu xã An Bình, Chi hội Nuôi dê xã Vĩnh Hòa, Chi hội Sản xuất gỗ mỹ nghệ thị trấn Phước Vĩnh… Hàng quý, các chi hội đều tổ chức sinh hoạt định kỳ để bàn về kế hoạch phát triển sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin giá cả thị trường, tìm đầu ra nông sản… Với những nội dung sinh hoạt thiết thực các chi hội đã đáp ứng yêu cầu trong sản xuất và nguyện vọng phát triển kinh tế của hội viên, nông dân. Các chi hội nông dân nghề nghiệp còn được hỗ trợ về vốn vay; cụ thể 5 chi hội đã được quỹ hỗ trợ nông dân cho vay với tổng số tiền 2,950 tỷ đồng để duy trì và phát triển ổn định.
Hội Nông dân tỉnh trao quyết định thành lập Chi hội Nông dân tỷ phú với mục đích gắn kết nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn
Trên cơ sở các dự án vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân các cấp của huyện đã vận động các hộ vay vốn tham gia các tổ liên kết sản xuất để có thể trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau, liên kết với nhau trong sản xuất, giúp sử dụng vốn vay hiệu quả hơn. Đến nay, Hội Nông dân huyện Phú Giáo đã thành lập được 45 tổ liên kết với các ngành nghề, như: Gỗ mỹ nghệ, trồng dưa lưới, nuôi bò, nuôi dê, nuôi gà, vịt, nuôi cá… Nhiều tổ liên kết đã hoạt động rất hiệu quả, các thành viên liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau đạt sản lượng và chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường.
Việc thành lập các chi hội nông dân nghề nghiệp, các tổ liên kết sản xuất là tiền đề để thu hút đông đảo nông dân vào hội. Từ đó, hướng dẫn nông dân hình thành các hình thức hợp tác từ thấp lên cao, tiến tới xây dựng hợp tác xã kiểu mới ở nông thôn do Hội Nông dân làm nòng cốt, góp phần phát triển kinh tế tập thể ở địa phương.
Gắn kết hội viên
Sau những khó khăn của giai đoạn dịch bệnh Covid-19, sự cần thiết hoạt động chi tổ hội nông dân càng được thấy rõ hơn. Thực hiện hướng dẫn xây dựng chi tổ hội nông dân nghề nghiệp của Hội Nông dân tỉnh và huyện, Hội Nông dân các xã Minh Tân, Định An và Định Hiệp (huyện Dầu Tiếng) vừa thực hiện khảo sát và vận động nông dân hiểu rõ những định hướng, lợi ích của việc tham gia các chi hội nông dân nghề nghiệp cùng nhau phát triển sản xuất. Với chủ trương đúng đắn đó, hơn 30 nông dân đã tự nguyện tham gia 3 chi hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi bò sinh sản và chi hội chăm sóc cao su. Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Dầu Tiếng đã giao vốn quỹ hỗ trợ nông dân với tổng số vốn 1,475 tỷ đồng cho 30 hộ thuộc 3 chi hội nông dân nghề nghiệp sẽ hỗ trợ giúp nông dân phát triển các mô hình sản xuất chăn nuôi, cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập cho hộ hội viên nông dân trong trạng thái “bình thường mới”.
Thời gian qua, nông dân trong tỉnh tham gia các chi tổ hội nông dân nghề nghiệp được trao đổi thông tin về khoa học kỹ thuật, nông vụ, về thị trường, giá cả, vật tư nông nghiệp, các loại giống cây, con, chế biến; phương thức đầu tư hỗ trợ các dự án chăn nuôi, trồng trọt và dịch vụ giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh theo dự án nhóm hộ những nông dân “5 tự, 5 cùng”. Với hình thức chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp đã tăng cường sự gắn kết giữa hội viên với tổ chức hội, phát huy tính tiên phong của chi hội trưởng, từng bước nâng cao năng lực tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Mặt khác, từ các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp, Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động và hướng dẫn cán bộ, hội viên nông dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, chỉ thị, nghị quyết của hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, nói: “Mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp là sự đổi mới phương thức tập hợp hội viên theo hướng thiết thực gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Hội đã chú trọng trao nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân đến các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp với mong muốn sẽ tiếp sức cho các hộ mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình, dự án hiệu quả; đồng thời, tiếp tục nhân rộng hơn nữa trong thời gian tới, góp phần xây dựng công tác hội và phong trào nông dân ở địa phương ngày càng vững mạnh”.