Đây không phải điều dễ dàng đối với bất kỳ sinh viên nào,àngSVnămlàtácgiảchínhcủacôngbốquốctếtrêntạpchílich bóng đá ngoai hang anh bởi lẽ để có bài công bố trên tạp chí Q1 với chỉ số trích dẫn cao, đó phải là kết quả của một quá trình nghiên cứu bài bản và nghiêm túc. Ngọc Trung đã làm được điều mà chính bản thân cậu khi bắt đầu cũng từng cảm thấy “thực sự rất khó”.
Con đường “dài hơi” cho một nghiên cứu
Ngọc Trung cho biết, nghiên cứu của mình đã sử dụng polyme, polystyren sulphonat để biến tính bề mặt vật liệu nano nhôm oxit, tạo ra vật liệu mới an toàn, thân thiện với môi trường, qua đó ứng dụng xử lý môi trường nước có tồn dư kháng sinh, đặc biệt là trong nước thải bệnh viện vốn có các thành phần rất phức tạp.
Bài báo là kết quả của quá trình nghiên cứu trong khoảng 2 năm kể từ thời điểm Trung kết thúc năm thứ hai đại học.
Cuối năm thứ 4 đại học, Nguyễn Ngọc Trung đã trở thành tác giả chính của bài báo công bố quốc tế.
Xác định đi theo con đường nghiên cứu, Trung đã tới làm việc ở phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Phạm Tiến Đức (Bộ môn Hoá Phân tích, Khoa Hoá học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội).
Trước khi bắt tay vào làm đề tài này, Trung được TS Phạm Tiến Đức giao nhiệm vụ đọc hiểu, phân tích một số tài liệu, bài báo chuyên ngành liên quan đến hướng nghiên cứu dự định làm. Ngoài ra, cậu cũng tham khảo thêm luận văn tốt nghiệp cùng đề tài của những người đi trước.
“Thời gian đầu, em gặp khó khăn trong việc đọc các bài báo khoa học vốn có nhiều từ vựng chuyên ngành. Em cũng cảm thấy bối rối trong việc trả lời các câu hỏi như mình sẽ làm các bước như thế nào, thiết kế thí nghiệm ra sao, mình có những công cụ, phương pháp nào để làm. Thời điểm đó quả thực em đã thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng và cả kinh nghiệm”, Trung kể.
Từ cảm giác vẫy vùng “tập bơi”, nhờ sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, Trung đã dần có những hình dung cơ bản và quen với cách làm việc tại phòng thí nghiệm.
Nguyễn Ngọc Trung đoạt giải Nhất Sinh viên Nghiên cứu khoa học cấp trường
Thế nhưng, việc bắt tay vào làm cũng không hề dễ dàng khi cậu phải làm đi làm lại nhiều lần, số liệu thu được thường xuyên lặp lại, kém ổn định và không như kỳ vọng.
“Thầy hướng dẫn luôn yêu cầu các thí nghiệm phải được làm lặp lại ít nhất 3 lần sao cho sai số là nhỏ nhất trong khoảng cho phép. Có những lần em thực hiện thí nghiệm hấp phụ, lần đầu tiên cho kết quả khả quan nhưng hai lần sau lại cho kết quả rất trái ngược. Đôi khi chỉ một sai sót nhỏ mắc phải trong quá trình làm thí nghiệm đã khiến kết quả chệnh lệch, thay đổi rất nhiều so với kỳ vọng”, Trung chia sẻ.
Gạt đi những chán nản thường gặp, cuối cùng cả nhóm đã đạt được kết quả như mong đợi.
Sau thời gian dự thi nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trung được thầy hướng dẫn động viên phát triển nghiên cứu thành một bài báo hoàn chỉnh để gửi đăng cho tạp chí quốc tế ISI. Thầy giáo chỉ đóng vai trò là người cố vấn, còn Trung sẽ phải tự tìm ý tưởng dẫn dắt vấn đề sao cho thuyết phục và trình bày vấn đề súc tích, logic.
“Mỗi bản thảo thầy thường góp ý, chỉnh sửa và nhận xét 3-4 lần cho đến khi hoàn thiện. Sau đó, hai thầy trò cùng ngồi lại và quyết định thử tạp chí cao trước là Journal of Molecular Liquids (Q1, IF 4.561)”.
Theo TS Phạm Tiến Đức, để có bài công bố quốc tế, đặc biệt công bố trên tạp chí Q1 với chỉ số trích dẫn cao cần phải có lộ trình bài bản và dài hơi.
Trong nhóm nghiên cứu của TS Đức, hầu hết sinh viên sắp tốt nghiệp đều đã có bài công bố quốc tế nhưng đa số là co-author (đồng tác giả). Để đứng đầu công bố, Trung phải là người viết và làm chính trên cơ sở các thí nghiệm.
“Đây là kết quả của 2 năm mày mò nghiên cứu kể từ khi Trung mới bước chân vào Lab, là một sinh viên năm thứ 2 yêu thích khoa học, có động lực bay cao bay xa”, thầy Đức nói.
Làm khoa học luôn phải giữ sự tò mò
Để trở thành tác giả chính của một bài báo công bố quốc tế, Trung cho biết bản thân cũng phải rất chật vật trong quá trình tự học tiếng Anh.
Vốn là cậu sinh viên với điểm tiếng Anh chỉ vừa đủ đầu vào của lớp tiên tiến Hoá, quá trình làm chủ ngôn ngữ để sử dụng vào mục đích nghiên cứu với cậu không phải dễ dàng.
Trung cũng từng “đánh vật” với các bài báo chuyên ngành vốn nhiều từ vựng khó, nhưng rồi cậu nhận ra rằng bản thân phải bắt đầu từ những điều đơn giản nhất là tự tạo ra môi trường, cơ hội để nói, viết và “tắm” trong tiếng Anh.
Ngoài giờ lên lớp hay trên phòng thí nghiệm, Trung luôn cố gắng học bằng cách xem các bộ phim, video ngắn về chủ đề bản thân yêu thích.
“Em cũng từng cảm thấy tiếng Anh thật sự rất khó, như thể nó sinh ra không dành cho mình vậy. Nhưng rồi em tự tìm ra sự mới mẻ thông qua những video thú vị. Dần dần em bớt đi suy nghĩ tiêu cực, tìm lại được động lực và xây dựng cho mình một phương pháp học phù hợp với khả năng. Nhờ đó, em đã làm chủ được ngôn ngữ”.
Ngoài việc học, Trung cũng luôn tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể.
Trung đánh giá, điểm mạnh của bản thân là có thể dễ thích nghi với môi trường mới mặc dù lúc đầu không thể tránh khỏi những khó khăn. Bên cạnh đó, cậu còn có một sự tò mò nhất định với các môn thuộc ngành khoa học tự nhiên, do vậy luôn thích được khám phá những lĩnh vực khác nhau của ngành. Trung cho rằng, sự tò mò cũng là một điều cần thiết đối với một người làm khoa học.
Nhiều lần, chỉ vì mải mê với một trăn trở cần phải giải đáp, Trung cứ thế “ở lỳ” trong phòng thí nghiệm tới tận khuya. Bất kỳ thắc mắc nào cũng khiến cậu phải suy nghĩ cho đến khi tìm ra lời giải phù hợp.
“Khi học em luôn tập trung, nỗ lực hết sức để đạt được những gì mình muốn. Mọi khó khăn, vất vả hay thất bại đều là bài học giúp mình tiếp tục mạnh mẽ để trở thành phiên bản tốt hơn của ngày hôm qua”.
Nói về dự định tương lai, Trung cho biết sau khi tốt nghiệp sẽ theo học thạc sĩ, tiến sĩ tại một trường đại học ở nước ngoài.
“Điều này em đã ấp ủ từ khi bắt đầu đặt chân vào giảng đường vì em nghĩ rằng môi trường học tập ở nước ngoài sẽ cho em nhiều điều về lối tư duy, tiếp cận vấn đề theo cách khác biệt. Đó cũng sẽ là một môi trường tốt để em học tập, phát triển khả năng của bản thân cũng như cách nhìn nhận vấn đề, trải nghiệm về cuộc sống sẽ phong phú, sâu sắc hơn”.
Lĩnh vực Trung muốn theo đuổi trong tương lai là nghiên cứu, phát triển các loại vật liệu mới để ứng dụng trong các lĩnh vực môi trường và năng lượng – những vấn đề cấp thiết cho nhân loại trong thập kỷ mới.
Những thành tích Nguyễn Ngọc Trung đã đạt được: - Điểm trung bình học tập (GPA) 3.47/4.0 - Giải thưởng Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương - Giải Ba Sinh viên Nghiên cứu khoa học cấp Bộ GD-ĐT; Giải Nhất Sinh viên Nghiên cứu khoa học cấp trường - Học bổng Vingroup cho tài năng trẻ Việt Nam; Học bổng PONY CHUNG; Học bổng Mitsubishi JFG; Học bổng ZEON; Học bổng UOP Honeywell,… - Tham gia các chương trình quốc tế: Trại hè quốc tế SeoulTech tại ĐH Khoa học Công nghệ Seoul, ĐH Quốc gia Seoul; Autumn Seminar tại Đại học Ibaraki, Nhật Bản. |
Thúy Nga
-Từng thất bại khi trượt một số học bổng lớn, Đạt hỏi lý do thì được phản hồi là cậu còn quá khiêm tốn và không bày tỏ hết ước mơ của bản thân.