Sáng 1-6,ủtướngkếtthúctốtđẹpdựĐốithoạsoi keo cadiz Thủ tướng Nguyễn TấnDũng và đoàn đại biểu Việt Nam rời Singapore về nước, kết thúc tốt đẹp chuyếnđi dự và phát biểu chính tại Lễ khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 tạiSingapore theo lời mời của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Ban Tổ chức Đốithoại Shangri-La.
>> "An ninh, an toàn, tự do hàng hải là mục tiêu chung"
>> Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La12
Trong thời gian ở Singapore từ31/5-1/6, với tư cách là khách mời, diễn giả chính của Đối thoại, Thủ tướngChính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dự và có bài phát biểu dẫn đề quan trọng tại Lễkhai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 12; chào xã giao Tổng thống SingaporeTony Tan Keng Yam; hội kiến Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chính tại Lễ khai mạc Hộinghị Cấp cao An ninh châu Á Đối thoại Shangri-La lần thứ 12.Trước khi lên đường về nước, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu của Singapore.
Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châuÁ
Trong phát biểu dẫn đề tại Lễkhai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũngđã đánh giá bức tranh toàn cảnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương; chia sẻ chủ đềvề cùng chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnhvượng của châu Á-Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ,Việt Namcó niềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng trong hợp tác phát triển của khuvực; cho rằng xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc, đa lĩnh vực đang diễn rahết sức sôi động và ngày càng thể hiện là xu thế chủ đạo.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn TấnDũng cũng nêu rõ, nhìn lại bức tranh toàn cảnh khu vực trong những năm qua,chúng ta cũng không khỏi quan ngại trước những nguy cơ và thách thức ngày cànglớn đối với hòa bình và an ninh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấnmạnh: “Có thể nhận thấy những thách thức và nguy cơ xung đột là không thể xemthường. Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xungđột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua - mà tất cả cùngthua. Vì vậy, cần khẳng định rằng, cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiếnlược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta.”
Để xây dựng lòng tin chiến lược,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đề caotrách nhiệm của các quốc gia, nhất là các nước lớn và nâng cao hiệu quả thựcthi của các cơ chế hợp tác an ninh đa phương.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn TấnDũng nhấn mạnh, chúng ta không thể không nói đến một ASEAN đồng thuận, đoàn kếtvà với vai trò trung tâm trong nhiều cơ chế hợp tác đa phương.
Việt Nam cùng các nước ASEAN luôn mongmuốn các nước - đặc biệt là các nước lớn, ủng hộ vai trò trung tâm, nguyên tắcđồng thuận và sự đoàn kết thống nhất của cộng đồng ASEAN.
Đề cập đến vấn đề Biển Đông, theoThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ASEAN và Trung Quốc đã cùng nhau vượt qua một chặngđường khá dài và cũng không ít khó khăn để ra được Tuyên bố về ứng xử của cácbên trên Biển Đông (DOC) tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Phnom Penh năm 2002. Nhân kỷ niệm 10 năm kývà thực hiện DOC, các bên đã thống nhất nỗ lực tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trênBiển Đông (COC).
ASEAN và Trung Quốc cần đề caotrách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược, trước hết là thực hiệnnghiêm túc DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) phù hợp vớiluật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982(UNCLOS).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ:“Chúng tôi cho rằng, ASEAN và các nước đối tác có thể cùng nhau xây dựng một cơchế khả thi để bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải trong khu vực. Làm đượcnhư vậy sẽ không chỉ góp phần đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và tạođiều kiện để giải quyết các tranh chấp, mà còn khẳng định những nguyên tắc cơbản trong việc gìn giữ hòa bình, tăng cường hợp tác, phát triển của thế giớiđương đại.”
Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ
Tại Đối thoại, Thủ tướng NguyễnTấn Dũng cũng nhấn mạnh, trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam đã chịunhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Việt Nam luôn khaokhát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữunghị, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để có một nền hòa bìnhthực sự và bền vững, độc lập, chủ quyền của các quốc gia dù lớn hay nhỏ cầnphải được tôn trọng; những khác biệt về lợi ích, văn hóa… cần được đối thoạicởi mở trên tinh thần xây dựng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
Việt Nam kiên định nhất quánđường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đốitác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộngđồng quốc tế. Việt Namkhông ngừng nỗ lực làm sâu sắc thêm và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đốitác hợp tác cùng có lợi với các quốc gia.
Nhân diễn đàn quan trọng này, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo, Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt độnggìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, trước hết là trong các lĩnh vực công binh,quân y, quan sát viên quân sự.
Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn TấnDũng cho biết, chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào vàkhông để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liênminh với nước này để chống lại nước khác.
Những năm qua, việc duy trì tăngtrưởng kinh tế khá cao đã tạo điều kiện cho Việt Nam tăng ngân sách quốc phòng ở mứchợp lý. Việc hiện đại hóa quân đội của Việt Nam chỉ nhằm tự vệ, bảo vệ lợi íchchính đáng của mình, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.
Đối với các nguy cơ và thách thứcvề an ninh khu vực đang hiện hữu như bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, BiểnĐông… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam trước sau như một kiên trìnguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôntrọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đềuphải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.
Một lần nữa, Việt Nam khẳng địnhtuân thủ nhất quán Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; nỗ lựclàm hết sức mình cùng ASEAN và Trung Quốc nghiêm túc thực hiện DOC và sớm đạtđược COC. Là quốc gia ven biển, Việt Nam khẳng định và bảo vệ quyền, lợiích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liênhợp quốc về Luật Biển 1982.
Cuối cùng, nhấn mạnh, hòa bình,hợp tác và phát triển là lợi ích, là nguyện vọng tha thiết, là tương lai chungcủa các quốc gia, các dân tộc; trên tinh thần cởi mở của Đối thoại Shangri-La,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi: “Tất cả chúng ta bằng những hành động cụ thểhãy cùng chung tay xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì một châu Á-TháiBình Dương hòa bình, hợp tác, thịnh vượng.”
Phát biểu dẫn đề quan trọng tạiLễ khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đãthể hiện rõ đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa và đaphương hóa các quan hệ quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy của các nước; chủ trươngchủ động, tích cực hội nhập quốc tế; thể hiện chính sách quốc phòng - an ninhcủa Việt Nam vì hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực; đồng thời đónggóp tiếng nói của Việt Nam trên những vấn đề quan trọng của khu vực.
Việt Nam-Singapore hướng tới đối tác chiến lược
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chàoxã giao Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam và hội kiến Thủ tướng SingaporeLý Hiển Long.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổngthống Singapore Tony Tan Keng Yam bày tỏ vui mừng trước những bước phát triểntốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Singaporetrong thời gian qua, đặc biệt là việc hai nước đang tổ chức nhiều hoạt độngthiết thực kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước(1973-2013) cũng như hướng tới thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.
Hai bên khẳng định tiếp tục tăngcường hợp tác trong khuôn khổ của các diễn đàn khu vực và quốc tế, vì lợi íchcủa nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực vàtrên thế giới.
Tổng thống Singapore Tony TanKeng Yam khẳng định Singaporeluôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong khu vực.
Trong hội kiến giữa Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, hai bên bày tỏ hài lòng vềnhững bước phát triển mạnh mẽ, năng động và hiệu quả của quan hệ hợp tác toàndiện giữa hai nước trong thời gian qua; khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp táchơn nữa trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục, xây dựng, dulịch…, đồng thời đánh giá cao các bộ, ngành hai bên đã cơ bản hoàn tất nội dungTuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước để kýkết trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Singapore trong năm2013.
Hai bên cũng nhất trí sẽ tiếp tụcphối hợp trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương(TPP).
Hai Thủ tướng cũng đã trao đổi vềmột số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; cho rằng ASEAN cần nỗ lực duytrì đoàn kết nội khối, có quyết tâm chính trị cao, phát huy vai trò trung tâmcủa ASEAN nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Trao đổi về thông điệp của ViệtNam tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻnội dung chính phát biểu nhấn mạnh yêu cầu các nước phải tôn trọng luật phápquốc tế và cùng nhau xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, thịnh vượng củakhu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tổng thống và Thủ tướng Singapoređều đánh giá cao và đồng tình với quan điểm trên của Việt Nam và cho đây là chủđề quan trọng, phù hợp và cần thiết đối với tình hình chung hiện nay ở khu vựcnày và thiết thực đóng góp cho một châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định,hợp tác và phát triển.
Về vấn đề Biển Đông, Tổng thốngvà Thủ tướng Singapore nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổnđịnh, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, các bên cần phải thực hiện kiềmchế và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật phápquốc tế và Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982, thực hiện Tuyên bố vềứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đềBiển Đông, sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Theo TTXVN