6h30 tối ngày 28/2,ẹanhhùngcứubégáirơitừtầngMạnhlàmtheotiếnggọicủatìnhphụtửkeo bong da hom nay bà Nguyễn Thị Nhẫn (SN 1971, Đông Anh, Hà Nội) thấy con trai là anh Nguyễn Ngọc Mạnh, người vừa cứu cháu bé rơi từ tầng 12 chung cư, trở về nhà.
Như thường lệ, sau khi chào bố mẹ, anh Mạnh hay bế con gái đầu (3 tuổi) tung lên cao đùa nghịch. Nhưng khác với mọi ngày, tối qua, vừa về nhà, anh Mạnh bỗng ôm ghì lấy đứa con gái đầu rất lâu.
Sau đó, anh thả con gái lớn ra, lại quay sang con gái thứ 2 (6 tháng tuổi) - đang lẫy trên chiếu giữa nhà, với cái ôm cũng rất chặt. “Tôi thấy con hơi lạ nên hỏi con có đau, ốm gì không. Lúc này, Mạnh trả lời mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay con cứu được một mạng người”.
Bà Nhẫn - mẹ anh Ngọc Mạnh. Ảnh: Lê Anh Dũng |
“Tôi hỏi dồn con: “Như thế nào con? Là người già hay trẻ em, đàn ông hay phụ nữ? Con tôi chỉ bảo: “Là một em bé, từ trên tầng cao, cao lắm”, bà Nhẫn kể lại.
Theo bà Nhẫn, do hôm qua gia đình bà có việc nên khi con kể chuyện bà cũng không chú ý nhiều mà tập trung vào công việc gia đình. Sáng sớm nay, thấy hàng xóm và truyền thông tới phỏng vấn, chia sẻ niềm vui, người mẹ này mới được con dâu cho xem video.
“Ban đầu xem clip, tim tôi thót lại. Tôi rơi nước mắt vì nghĩ sao con tôi có thể dũng cảm, mạnh mẽ như thế. Sức khỏe con khá yếu, sao con không hô hoán mọi người cùng giúp mà một mình leo lên mái tôn đỡ bé? Lúc đấy, lỡ không đỡ được bé, con lại ngã xuống thì sao. Con là trụ cột gia đình, có vấn đề gì, bố mẹ trông vào đâu? 2 đứa con nhỏ trông vào đâu?”.
Anh Nguyễn Ngọc Mạnh - người cứu cháu bé rơi từ tầng 12A chung cư. |
Nhưng người phụ nữ này cũng nhanh chóng tự động viên mình. “Sau đó, khi bình tĩnh lại, tôi nghĩ, trong tình huống ấy ai cũng sẽ như con tôi, cũng sẽ làm như vậy. Đó là tiếng gọi của tình phụ tử. Nhìn thấy tình huống đó, bất cứ ông bố nào cũng sẽ dang tay ra. Con vật còn che chở cho con, huống gì con tôi là đàn ông đã lập gia đình, hiểu được tình phụ tử như thế nào”, bà Nhẫn nói thêm.
Tự hào về việc làm của con nhưng bà Nhẫn cũng chưa hết lo lắng: “Mái tôn lún xuống do sức nặng của 2 người. May mắn, con tôi căn đúng tầm bé rơi. Đấy là một tình huống khó khăn bởi trời mưa gió, mái tôn rất trơn và con cũng không đi giày thể thao, chỉ đi giày bình thường”, người mẹ sinh năm 1971 chưa hết xúc động.
Sau khi cứu được đứa trẻ, anh Mạnh về nhà và đi dự liên hoan cùng những người bạn. Sáng nay, gia đình bà Nhẫn nhận được nhiều cuộc gọi chúc mừng, hàng xóm cũng đến kín cả nhà để chia sẻ niềm vui của gia đình.
Cũng trong sáng nay, bà mới nhìn thấy bàn tay của con. “Tay của Mạnh vẫn tím và sưng, tôi lo lắng khuyên con đi chụp chiếu nhưng Mạnh gạt đi. “Con có làm sao đâu, bong gân một tí thôi”, con tôi nói”.
Theo người mẹ, anh Nguyễn Ngọc Mạnh là người phúc hậu, thương người. Từ năm 2014, anh đi xuất khẩu lao động ở Nhật. Sau 5 năm ở xứ người, anh về quê lập gia đình và học nghề cắt tóc. Năm 2018, anh Mạnh chuyển sang lái xe tải phục vụ việc chuyển nhà, hàng hóa.
“Công việc của Mạnh khá vất vả, đi sớm về muộn, cứ có điện thoại gọi là con lên đường. Con làm nghề này, lòng tôi nơm nớp lo, cứ như "trứng để đầu gậy" nhưng đó là công việc con chọn, mình không thể ngăn cản”, bà nói.
Người mẹ sinh năm 1971 không giấu nổi sự xúc động. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Đi làm nghề tài xế, anh Mạnh cũng để lại nhiều chuyện "dở khóc dở cười" cho cả nhà.
“Con đi làm về, thấy các cụ già bán rau bên đường lúc đêm hôm, mưa gió là mua hết sạch hàng cho người ta được về sớm. Gia đình không ăn hết rau củ, tôi lại phải đi cho hàng xóm”, bà nói.
Một lần khác, anh Mạnh lái xe về nhặt được một con vịt bị trói chân. Anh mang về nhà, cắt dây trói và ra thả ngoài ao làng.
“Trời tối, Mạnh vẫn ôm con vịt mang ra ao thả. Lần khác, đi đường nhặt được con ba ba, Mạnh cũng mang về nhà thả vào chậu nước. Sau đó, con tôi mang đi phóng sinh”, bà Nhẫn nói về người con trai cả.
Bà Nhẫn cũng kể, Mạnh gầy yếu nhưng thường xuyên đi từ thiện, hiến máu nhân đạo.
“Tôi từng quở con, người gầy thế lấy đâu nhiều máu mà hiến, con vẫn cứ đi”, bà kể với sự tự hào không giấu nổi trong ánh mắt.
Ngọc Trang - Nguyễn Thảo
“Biết người phụ nữ dắt đứa trẻ trên cầu là dàn cảnh để xin tiền nhưng chồng tôi vẫn cho. Khi tôi cằn nhằn, anh nói: “Anh cho tiền vì thương đứa bé chứ không phải tin người phụ nữ kia”.