Trung tâm nghiên cứu Khoa học quản lý và Quản trị An ninh phi truyền thống thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh (ĐH Quốc gia Hà Nội) vừa thông tin về 8 chuyên ngành mới thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống.
GS.TS Nguyễn Xuân Yêm,óchuyênngànhđàotạothạcsỹmớivềquảntrịanninhphitruyềnthốcác cặp đấu c1 Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Khoa học quản lý và Quản trị An ninh phi truyền thống cho biết, sau 5 năm đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội đã quyết định điều chỉnh chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ quản trị An ninh phi truyền thống theo định hướng nghiên cứu với thêm 8 chuyên ngành đào tạo mới theo hướng chuyên sâu, áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2020.
Đây cũng là các chuyên ngành đào tạo lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, khu vực và quốc tế, như: Chính sách và An ninh phi truyền thống, An ninh và phát triển bền vững địa phương, An ninh kinh tế và An ninh tài chính, An ninh doanh nghiệp, Rủi ro thị trường và điều tra thương mại, An ninh thông tin và an ninh mạng, An ninh con người và an ninh môi trường, An ninh hàng không…
GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Trung tâm nghiên cứu Khoa học quản lý và Quản trị An ninh phi truyền thống thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh (ĐH Quốc gia Hà Nội). Ảnh: Thanh Hùng |
Nói về tính cấp thiết phải có các chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này, GS Yêm cho hay, quản trị An ninh phi truyền thống nghe tưởng xa lạ nhưng thực chất là việc dự báo những nguy cơ, bất ổn về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, lương thực,... để từ đó có hướng kiểm soát.
“Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, truyền thông, mạng internet, thương mại, du lịch, giao thoa các nền văn hóa..., an ninh của mỗi quốc gia đang đứng trước các nguy cơ mới, tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó kiểm soát. Dự báo những nguy cơ đó là biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tội phạm xuyên quốc gia... và những thách thức từ khủng hoảng, bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội" - GS Yêm nói.
GS Yêm cũng đánh giá, hiện trình độ quản trị An ninh phi truyền thống ở Việt Nam chưa cao, nguồn nhân lực đảm bảo cho An ninh phi truyền thống còn rất thiếu.
“Để giải quyết và ứng phó hiệu quả với tác động của an ninh phi truyền thống, bảo vệ an ninh quốc gia, chúng ta phải có những giải pháp đồng bộ, cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, liên ngành cho lĩnh vực quản trị và bảo đảm an ninh phi truyền thống là vô cùng quan trọng và cấp thiết”, ông Yêm nói.
Nói về 8 chuyên ngành đào tạo tuyển sinh 2 lần/năm này, ông Yêm cho hay, nét độc đáo là sẽ không dạy lý thuyết nhiều mà đi vào áp dụng thực tiễn từng lĩnh vực. Người học được trang bị nhận thức, trình độ và kỹ năng xử lý tình huống, đồng thời có tư duy để nhận diện những biểu hiện của sự mất an ninh, an toàn để có giải pháp liên ngành, dự báo được những gì sắp xảy ra để phòng ngừa ứng phó.
Theo ông Yêm, đội ngũ giảng viên, chủ yếu đã từng công tác trong ngành công an, quân đội, hoặc liên quan đến ngành khoa học an ninh.
Chương trình thạc sĩ An ninh phi truyền thống sẽ không đào tạo cho người nước ngoài.
Hình thức tuyển sinh cho 8 chuyên ngành này là xét tuyển (bao gồm xét hồ sơ và phỏng vấn). Thí sinh dự tuyển cần có bằng tốt nghiệp ĐH phù hợp; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ; có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến các hoạt động quản lý nhà nước, hành chính, an ninh, kinh tế - xã hội, kinh doanh, ngoại giao, hoặc các hoạt động liên quan đến an ninh phi truyền thống.
Hải Nguyên
Đó là một trong những điểm mới trong dự thảo Thông tư ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ mà Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu để xin ý kiến dư luận.