Sự kiện bao gồm 4 Bài giảng đại chúng và 1 buổi tọa đàm.
Bài giảng đầu tiên do PGS.TS. Đinh Văn Trung - Viện trưởng Viện Vật lý,àigiảngđạichúngtrongNgàyKhoahọcCôngnghệsoi keo truc tuyến giám đốc Trung tâm Vật lý Quốc tế - trình bày.
PGS. Trung cho thấy môi trường không khí quanh ta bao gồm khí và các hạt lơ lửng như bụi hay son khí luôn là mối quan tâm của cộng đồng đặc biệt là ở các đô thị lớn. Việc đánh giá chất lượng của không khí đòi hỏi phải thực hiện đo đạc với độ chính xác cao mật độ, phân bố của các thành phần không khí hay bụi này.
Một số phương pháp vật lý hiện đại được mô tả và phân tích chi tiết trong bài giảng của ông, bao gồm: phương pháp quang phổ phục vụ đo đạc tại chỗ hay viễn thám các khí ô nhiễm như NOx, Ozone...; phương pháp tán xạ laser để xác định mật độ và phân bố kích thước hạt bụi. Qua đó, bài giảng nhấn mạnh vai trò quan trọngcủa Vật lý trong vấn đề đánh giá chất lượng môi trường sống quanh ta và những đóng góp vào quá trình phát triển bền vững.
Bài giảng thứ hai do GS.TSKH. Đinh Nho Hào - Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Toán học thực hiện.
Ông đã đưa người nghe đi tham quan thế giới của bài toán ngược từ thời Platon (thế kỷ 4 trước công nguyên) khi các nô lệ qua hình bóng trên tường các hang động, phỏng đoán về những gì xảy ra ở thế giới bên ngoài; Eratosthenes (thế kỷ 3 trước công nguyên) đo chu vi của trái đất; từ việc Newton tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn dựa trên ba định luật chuyển động của các thiên thể của Kepler, đến việc đi tìm khoáng sản, dò mìn sát thương, chụp cắt lớp… và đến cả vấn đề rất thời thượng – học máy (Machine Learning).
Mặc dù các bài toán ngược ở khắp mọi nơi, nhưng GS Hào cho biết việc nghiên cứu bài toán ngược thường gặp khó khăn, do tính phi tuyến cao, và đặc biệt là do tính đặt không chỉnh – hiện tượng “sai một ly, đi một dặm”.
Giáo sư Hào đã đưa ra một vài ví dụ minh họa đơn giản để chỉ ra cách khắc phục những khó khăn này của bài toán ngược.
Bài giảng thứ ba do PGS Trần Đình Phong - Trưởng khoa Khoa học Cơ bản và Ứng dụng, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, chủ nhân của giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018 - trình bày.
Theo PGS Trần Đình Phong, tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế năng lượng hóa thạch có vai trò quan trọng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường.
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất mà con người có thể khai thác. Tuy nhiên, năng lượng mặt trời phân bố không đều theo vị trí địa lí, thay đổi theo mùa và theo thời gian trong ngày. Do đó, cần thiết phải phát triển các công nghệ cho phép chuyển đổi hiệu quả năng lượng mặt trời thành các dạng năng lượng khác, tích trữ hiệu quả trong các chất/ linh kiện mang năng lượng để có thể chủ động phân bổ và sử dụng theo nhu cầu. Hydro là một chất mang năng lượng như vậy.
PGS. Phong cũng thảo luận một số tiến bộ của cộng đồngkhoa học trong việc nghiên cứu, phát triển các loại linh kiện quang điện hóa (hay còn gọi là Lá nhân tạo) chophép tạo hydro chỉ từ nước và ánh sáng mặt trời. Ông nhấn mạnh những thách thức công nghệ cần giải quyết nhằm hiện thức hóa khả năng cạnh tranh của hydro sản xuất từ nước với hydro hiện đang được sản xuất trong công nghiệp từ khí thiên nhiên.
Ngoài ra, thách thức trong việc tìm kiếm công nghệ tiềm năng cho vấn đề tích trữ hydro cũng được thảo luận. PGS Phong nhận định tuy có nhiều tiến bộ đã đạt được nhưng cộng đồng khoa học và công nghệ sẽ còn phải vượt qua nhiều thách thức nữa trước khi một “nền kinh tế hydro” có thể trở thành hiện thực.
Bài giảng thứ tư được trình bày bởi GS.TS. Nguyễn Hoàng Trí - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Chương trình ‘Con người và Sinh quyển’.
GS. Trí giảng về ‘Tư duy hệ thống trong xây dựng và quản lý các khu sinh quyển UNESCO tại Việt Nam’. Theo GS Trí, mục đích của việc xây dựng các khu dự trữ sinh quyển UNESCO trên thế giới và cũng như của Việt Nam là ‘hài hòa giữa con người và thiên nhiên’, cụ thể là bảo tồn cho phát triển và phát triển để bảo tồn.
Để thực hiện thành công mục tiêu trên, GS Trí cho biết nguyên lý ‘tôn trọng sự khác biệt’ và ‘sự tham gia của cộng đồng’ cần được tôn trọng và được thực hiện nghiêm túc trong tất cả các lĩnh vực với cơ sở khoa học SLIQ (Tư duy hệ thống, kế hoạch cảnh quan, điều phối liên ngành, kinh tế chất lượng).
Các nguyên lý này được áp dụng thực tế trong tất cả 11 khu sinh quyển, những bài học thành công và thất bại được thảo luận, đánh giá rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất phương hướng trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Ngoài ra, 15 nhiệm vụ khoa học cơ bản cấp nhà nước (Bộ Khoa học Công nghệ) đã được triển khai trên tất cả các khu sinh quyển cũng được GS Trí chia sẻ để rút kinh nghiệm trong bối cảnh chủ đề ‘khoa học cơ bản phục vụ phát triển bền vững’.
Buổi toạ đàm “Khoa học Công nghệ bảo vệ môi trường” với sự tham gia của 5 chuyên gia là các nhà khoa học lý thuyết cũng như các chuyên gia và nhà quản lý đầu ngành về đo lường các chỉ số môi trường, vật liệu mới, các khu sinh quyển. Đó là GS.TS. Nguyễn Đại Hưng - Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam, nguyên Viện Trưởng Viện Vật lý; PGS.TSKH. Trần Đình Phong - đồng Trưởng khoa Khoa học cơ bản và Ứng dụng, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội; PGS.TS. Ngô Đức Thành - đồng Trưởng khoa Vũ trụ và Ứng dụng, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội; TS. Nguyễn Thị Huyền Trang - cán bộ nghiên cứu tại ĐH Southern California, tác giả chính bài báo trên Nature Communications về sự tuần hoàn của các bon trong đại dương; GS.TS. Nguyễn Hoàng Trí - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Chương trình ‘Con người và Sinh quyển’ thuộc UNESCO. Các chuyên gia đã thảo luận hướng tới việc phổ biến các kiến thức từ khoa học đến thực tiễn tại nước ta về khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường. |
Phương Chi