- Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga tại lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sáng nay,ựchủđạihọclàthuộctínhcủanhàtrườnhận định montpellier ngày 5/10.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, trong giai đoạn mới, các trường đại học đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Khi thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo và Luật Giáo dục đại học, tự chủ đại học được xem là thuộc tính của nhà trường.
"Tư duy bao cấp không còn phù hợp, thay vào đó là sự năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức của tập thể lãnh đạo để nhà trường liên tục phát triển" - ông Ga nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga đại diện Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM |
Đối với Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, theo ông Ga, đây là một trong 23 trường được thí điểm thực hiện tự chủ toàn diện, có nhiều kinh nghiệm thực hiện tự chủ. Vì vậy, nhà trường phải tiếp tục phát huy tính năng động vốn có, định hình chiến lược phát triển bền vững trong những năm sắp tới.
Bên cạnh đổi mới mô hình quản trị đại học cho phù hợp với tự chủ, trường cần tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, đặc biệt ở một số ngành có thế mạnh.
Ông Ga lưu ý rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, có tác động mạnh mẽ đến sản xuất và đời sống. Vì vậy, các trường đại học phải đổi mục tiêu, chương trình, phương pháp giảng dạy để đào tạo thế hệ sinh viên thích nghi với môi trường công tác đang thay đổi sâu sắc.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga |
“Tự động hóa và ứng dụng công nghệ thông tin đang làm cho những ngành nghề lao động thông thường dần dần biến mất, lợi thế nguồn lao động phổ thông đông, giá rẻ không còn cạnh tranh. Nếu các trường tiếp tục đào tạo theo mô hình cũ, chương trình cũ thì sinh viên ra trường sẽ thất nghiệp ngày càng nhiều điều tất yếu” –ông Ga nói
Ông Ga đề nghị nhà trường mạnh dạn sắp xếp lại các khoa, ngành, thiết kế lại chương trình đào tạo trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm chương trình đào tạo các trường đại học thế giới. Trường cần xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với khung trình độ quốc gia, để sinh viên tốt nghiệp cạnh tranh cao trong thời kỳ hội nhập.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có tiền thân là Ban CĐ Sư phạm Kỹ thuật thuộc Trung tâm quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, được thành lập ngày 5/10/1962.
Khi mới thành lập, Ban CĐ Sư phạm Kỹ thuật nằm trong khuôn viên Trường ĐH Bách khoa Phú Thọ (Nay là Trường ĐH Bách khoa TP.HCM).
Qua năm 55 năm, trường đã nhiều lần đổi tên và sáp nhập. Tên gọi Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có từ năm 1984, sau đó trường là thành viên không chính thức của ĐHQG TP.HCM. Tới năm 2000, khi tách khỏi ĐHQG TP.HCM, trường được khôi phục là tên cũ là Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Hiện tại trường có 759 cán bộ, giảng viên cơ hữu trong đó có 1 GS, 26 PGS, 109 tiến sĩ, 369 thạc sĩ...
Lê Huyền