Việc trẻ đi vệ sinh bừa bãi do thiếu phòng vệ sinh tại Trường mầm non A Túc nằm ở xã Lìa,ÁmảnhnhàvệsinhlộthiênởtrườnghọcQuảngTrịke0 bong da hom nay (huyện Hướng Hoá, Quảng Trị) đã diễn ra suốt 15 năm.
Điểm trường Cô Hang thiếu nhà vệ sinh gây tình trạng dở khóc dở cười cho cô trò. |
Trường mầm non A Túc có tổng số là 12 lớp với tổng số 297 trẻ. Đây chủ yếu là các con em của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Quảng Trị.
Tìm hiểu của PV được biết, từ nhiều năm nay, tại các điểm trường như Cô Hang, Húc PaLu… hàng trăm trẻ em mầm non cũng như các giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, sinh hoạt vì cơ sở hạ tầng của trường chưa được nâng cấp, nhiều điểm trường thiếu nhà vệ sinh.
Giáo viên và người dân đào hố cho trẻ đi vệ sinh. |
Hiệu trưởng trường mầm non A Túc, cô Nguyễn Thị Huế cho biết, tình trạng này diễn ra xuyên suốt nhiều năm qua nên nhà trường đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc giáo dục lẫn chăm sóc cho các cháu.
“Cứ mỗi khi các cháu đau bụng, các giáo viên sẽ luân phiên nhau đào hố, chỉ dẫn chỗ cho các cháu nhỏ đi vệ sinh dù nắng hay mưa. Thậm chí nhiều khi giáo viên còn phải xin vào đổ nhờ nhà dân.
Trong số 12 lớp mầm non của trường thì mới 8 lớp có nhà vệ sinh.
Đặc biệt, các cháu nhỏ đều từ 3-5 tuổi, độ tuổi rất dễ mắc phải các bệnh về vấn đề tiêu hoá, tay chân miệng… khi không được chăm sóc đầy đủ”, cô Huế chia sẻ.
Ông Hồ Văn Chung - Chủ tịch UBND xã Lìa cho biết, chính quyền địa phương đã nắm được thực trạng trên nhưng do không có nguồn kinh phí nên cũng không thể làm gì hơn.
“Ở xã có 4 trường gồm 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS. Do nguồn quỹ eo hẹp nên xã cũng chỉ giúp trong phạm vi khả năng của mình.
Hiện địa phương đang làm tờ trình gửi cấp trên để xin nguồn vốn, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và đặc biệt là xây dựng, hoàn thiện nhà vệ sinh cho các cháu nhỏ sử dụng tại các điểm trường mầm non”, ông Chung chia sẻ.
Quang Thành – Bảo Lâm
Lớp học của Tráng A Thỷ (dân tộc Mông) ở quê không có bàn ghế, bục giảng, bè bạn. Thỷ một mình ngồi trên cây, nơi mỏm đá ở sườn đồi hoặc bãi ngô trên núi... để học tập.