- Sở GD-ĐT Hà Nội đã công bố đơn vị trúng thầu chương trình Sữa học đường trên địa bàn. Từ ngày 1/1/2019,ọcsinhHàNộibắtđầuuốngSữahọcđườngtừngàcúp liên đoàn anh học sinh đăng ký tham gia sẽ chính thức được uống sữa trong chương trình.
Sáng 27/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Sữa học đường đã nghe báo cáo và công bố kết quả lựa chọn nhà thầu chương trình.
Tại buổi làm việc, ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, ngày 10/10, Sở đã mở thầu chương trình Sữa học đường. Theo đó, Công ty CP Thực phẩm sữa TH và Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk là 2 nhà thầu đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm, được mời tham gia mở hồ sơ đề xuất tài chính vào ngày 12/11/2018.
Kết quả cuối cùng, Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk là đơn vị trúng thầu với tỷ lệ hỗ trợ của đơn vị trúng thầu là 23% (mức hỗ trợ cao hơn so với mức mời thầu của Sở GD-ĐT 3%). Đơn giá trúng thầu 1 hộp sữa là 6.286 đồng. Nhà thầu phụ là Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP).
Tại buổi làm việc, các quận, huyện, thị xã, các đơn vị trường học cơ bản ủng hộ chương trình Sữa học đường bởi mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao thể trạng, tầm vóc của trẻ em lứa tuổi mầm non và tiểu học.
Tuy nhiên, một số quận, huyện cũng nêu lên một số khó khăn trong quá trình triển khai như: tỷ lệ đăng ký tham gia chương trình còn thấp, nhất là những trường ngoài công lập; hạn chế về kho chứa sữa và khâu bảo quản; thu gom vỏ hộp… Các quận, huyện, thị xã cũng kiến nghị thành phố sớm có kế hoạch triển khai cụ thể xuống từng đơn vị; tổ chức tập huấn cho các đơn vị, nhà trường về các công tác liên quan.
Đánh giá công tác chuẩn bị ở các địa phương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng cho rằng việc triển khai Chương trình Sữa học đường không dễ dàng, do đó vai trò của địa phương rất quan trọng, quyết định sự thành công của Đề án. Ngoài ra, theo ông Dũng, cần tuyên truyền để các phụ huynh học sinh tiếp thu được đầy đủ thông tin, lợi ích khi tham gia chương trình.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, từ nay đến ngày 10/12, Sở sẽ tổ chức tập huấn cho các quận, huyện, trường học trên địa bàn về từng khâu cụ thể như: vận chuyển, bảo quản, hướng dẫn học sinh uống sữa đúng cách và xử lý bao bì sữa sau khi sử dụng…
Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý biểu dương công tác phối hợp của Sở GD-ĐT Hà Nội và các đơn vị trong công tác triển khai thực hiện chương trình và chọn được nhà thầu xứng đáng.
Ông Quý cũng ấn định, ngày 1/1/2019, học sinh đăng ký tham gia sẽ chính thức được uống sữa trong chương trình Sữa học đường.
Ông Quý cũng yêu cầu Sở GD-ĐT Hà Nội sớm hoàn thiện và ký hợp đồng khung với đơn vị cung ứng sữa. Tổ chức các văn bản hướng dẫn quy trình thực hiện Đề án tại các trường như: Lập danh sách hàng năm; đảm bảo cơ sở vật chất tiếp nhận và bảo quản sữa; kiểm tra cấp trường, tổ chức cho uống (thời gian, cách uống); kinh phí; xử lý vỏ hộp… Việc tập huấn cho các quận huyện, trường học phải hoàn thành trước ngày 10/12.
Đề án Chương trình sữa học đường đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt, bắt đầu triển khai từ năm học 2018-2019 đến hết năm 2020, với mục tiêu có trên 90% số trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa; 100% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ của những trẻ tham gia uống sữa được truyền thông, tư vấn về dinh dưỡng...
Mức giá 1 hộp sữa dự kiến tối đa là 6.800 đồng/hộp có dung lượng 180ml và không tăng giá trong suốt thời gian triển khai chương trình.
Để thực hiện chương trình này, ngân sách thành phố hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20% và phụ huynh học sinh đóng góp 50%. Như vậy, mỗi phụ huynh đóng góp không quá 3.400 đồng/hộp.
Thanh Hùng
Chương trình Sữa học đường của Hà Nội công bố với tổng kinh phí thực hiện dự kiến hơn 4.180 tỷ đồng. Theo đó, sữa học đường sẽ được Bộ Y tế quản lý về chất lượng sữa cung cấp.