Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >La liga >Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri_kèo ngoại hạng anh

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri_kèo ngoại hạng anh

2025-01-26 08:40:16 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Thể thao View:492lượt xem

Trân trọng giới thiệu toàn vănbài phát biểu của Thủ tướng.

Thưa Ngài Thủ tướng Lý Hiển Long,àiphátbiểucủaThủtướngNguyễnTấnDũngtạkèo ngoại hạng anh

Thưa Tiến sĩ John Chipman,

Thưa Quý vị và các bạn,

Trước hết, tôi xin chân thành cảmơn ngài Lý Hiển Long, Thủ tướng nước chủ nhà Singapore, Tiến sĩ John Chipman vàBan Tổ chức Đối thoại Shangri-La 12 đã mời tôi dự và phát biểu khai mạc diễnđàn quan trọng này. Sau 12 năm kể từ khi ra đời, Đối thoại Shangri-La thực sựđã trở thành một trong những diễn đàn đối thoại về hợp tác an ninh thực chất vàhữu ích nhất ở khu vực. Tôi tin rằng sự có mặt của đông đảo các quan chức Chínhphủ, các nhà lãnh đạo quân đội, các học giả có uy tín và toàn thể Quý vị tạiđây thể hiện sự quan tâm, nỗ lực cùng nhau gìn giữ hòa bình và an ninh cho khuvực Châu Á - Thái Bình Dương trong một thế giới đầy biến động.

 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Shangri-La Thưa Quý vị và các bạn,

Ngôn ngữ và cách thể hiện dù cókhác nhau, nhưng chắc chúng ta đều đồng ý với nhau: nếu không có lòng tin thìkhông thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôicó câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Lòng tin là khởi nguồn của mọiquan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toantính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp khôngngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung vàvới thái độ chân thành.

Trong thế kỷ 20, Đông Nam Á nóiriêng và Châu Á - Thái Bình Dương nói chung vốn là chiến trường ác liệt, bịchia rẽ sâu sắc trong nhiều thập kỷ. Có thể nói cả khu vực này luôn cháy bỏngkhát vọng hòa bình. Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăngcường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Nói cách khác, chúng ta cần cùngnhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượngcủa Châu Á - Thái Bình Dương. Đó cũng là chủ đề mà tôi muốn chia sẻ với quý vịvà các bạn tại diễn đàn hôm nay.

Trước hết, Việt Nam chúng tôi cóniềm tin sâu sắc vào tương lai tươi sáng trong hợp tác phát triển của khu vực,nhưng với xu thế tăng cường cạnh tranh và can dự - nhất là từ các nước lớn, thìbên cạnh những mặt tích cực cũng tiềm ẩn những rủi ro tiêu cực mà chúng ta cầnphải cùng nhau chủ động ngăn ngừa.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dươngđang phát triển năng động và là nơi tập trung ba nền kinh tế lớn nhất thế giớivà nhiều nền kinh tế mới nổi. Xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc, đa lĩnh vựcđang diễn ra hết sức sôi động và ngày càng thể hiện là xu thế chủ đạo. Điều nàylà cơ hội hết sức lạc quan cho tất cả chúng ta.

Tuy nhiên, nhìn lại bức tranhtoàn cảnh khu vực trong những năm qua, chúng ta cũng không khỏi quan ngại trướcnhững nguy cơ và thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh.

Cạnh tranh và can dự vốn là điềubình thường trong quá trình hợp tác và phát triển. Nhưng nếu sự cạnh tranh vàcan dự đó mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng, trái với luậtpháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố lòng tin chiến lược, dễ dẫntới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòabình, hợp tác và phát triển.

Những diễn biến khó lường trênbán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến BiểnĐông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hếtlà an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cảcộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương,những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính ápđặt và chính trị cường quyền.

Tôi muốn lưu ý thêm rằng lưuthông trên biển chiếm tỷ trọng và có ý nghĩa ngày càng lớn. Theo nhiều dự báo,sẽ có trên 3/4 khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằngđường biển và 2/3 số đó đi qua Biển Đông. Chỉ cần một hành động thiếu tráchnhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nềnkinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khônlường.

Trong khi đó, các nguy cơ xungđột tôn giáo, sắc tộc, chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, ly khai, bạo loạn, khủng bố, anninh mạng… vẫn hiện hữu. Những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khíhậu, nước biển dâng; dịch bệnh; nguồn nước và lợi ích giữa các quốc gia thượngnguồn, hạ nguồn của các con sông chung… ngày càng trở nên gay gắt.

 

Có thể nhận thấy những thách thứcvà nguy cơ xung đột là không thể xem thường. Mọi người chúng ta đều hiểu, nếuđể xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không cókẻ thắng người thua - mà tất cả cùng thua. Vì vậy, cần khẳng định rằng, cùngnhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượnglà lợi ích chung của tất cả chúng ta. Đối với Việt Nam chúng tôi, lòng tin chiến lượccòn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành.

Thứ hai, để xây dựng lòng tinchiến lược, cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các quốc gia- nhất là các nước lớn và nâng cao hiệu quả thực thi của các cơ chế hợp tác anninh đa phương.

Trong lịch sử thế giới, nhiều dântộc đã phải gánh chịu những mất mát không gì bù đắp được khi là nạn nhân củatham vọng cường quyền, của xung đột, chiến tranh. Trong thế giới văn minh ngàynay, Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và các nguyên tắc, chuẩn mựcứng xử chung đã trở thành giá trị của toàn nhân loại cần phải được tôn trọng.Đây cũng là điều kiện tiên quyết để xây dựng lòng tin chiến lược.

Mỗi quốc gia luôn phải là mộtthành viên có trách nhiệm đối với hòa bình và an ninh chung. Các quốc gia, dùlớn hay nhỏ cần có quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cao hơn là có lòngtin chiến lược vào nhau. Các nước lớn có vai trò và có thể đóng góp nhiều hơn,đồng thời có trách nhiệm lớn hơn trong việc tạo dựng và củng cố lòng tin chiếnlược. Mặt khác, tiếng nói đúng đắn cũng như sáng kiến hữu ích không phụ thuộclà của nước lớn hay nước nhỏ. Nguyên tắc hợp tác, đối thoại bình đẳng, cởi mởtrong ASEAN, các diễn đàn do ASEAN khởi xướng và ngay Đối thoại Shangri-La củachúng ta cũng được hình thành và duy trì trên cơ sở tư duy đó.

Tôi hoàn toàn chia sẻ quan điểmcủa Ngài Susilo Bambang Yudhoyono, Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia tại diễnđàn này năm ngoái là các nước vừa và nhỏ có thể gắn kết cùng các nước lớn vàomột cấu trúc bền vững ở khu vực. Tôi cũng đồng tình với ý kiến của Ngài Thủtướng Singapore Lý Hiển Long trong bài phát biểu tại Bắc Kinh tháng 9/2012 chorằng sự hợp tác tin cậy và trách nhiệm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đóng góptích cực cho lợi ích chung của khu vực. Chúng ta đều hiểu rằng Châu Á - TháiBình Dương đủ rộng cho tất cả các nước trong và ngoài khu vực cùng hợp tác vàchia sẻ lợi ích. Tương lai của Châu Á - Thái Bình Dương đã và sẽ tiếp tục đượctạo dựng bởi vai trò và sự tương tác của tất cả các quốc gia trong khu vực vàcả thế giới, nhất là các nước lớn và chắc chắn trong đó không thể thiếu vai tròcủa ASEAN.

Tôi tin rằng các nước trong khuvực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự candự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta cóthể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ và TrungQuốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh làlớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực vàthế giới. Điều quan trọng là sự kỳ vọng đó cần được củng cố bằng lòng tin chiếnlược và lòng tin chiến lược cần được thể hiện thông qua những hành động cụ thểmang tính xây dựng của các quốc gia này.

Chúng ta đặc biệt coi trọng vaitrò của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ - một cường quốcThái Bình Dương. Chúng ta trông đợi và ủng hộ Hoa Kỳ và Trung Quốc khi mà cácchiến lược, các việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế, tôntrọng độc lập chủ quyền của các quốc gia, vừa đem lại lợi ích cho chính mình,đồng thời đóng góp thiết thực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượngchung.

Tôi muốn nhấn mạnh thêm là, cáccơ chế hợp tác hiện có trong khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghịcấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng(ADMM+)… cũng như Đối thoại Shangri-La đã tạo ra nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợptác an ninh đa phương và tìm giải pháp cho những thách thức đang đặt ra. Nhưngcó thể nói rằng, vẫn còn thiếu – hay ít nhất là chưa đủ - lòng tin chiến lượctrong việc thực thi các cơ chế đó. Điều quan trọng trước hết là phải xây dựngsự tin cậy lẫn nhau trước các thử thách, các tác động và trong tăng cường hợptác cụ thể trên các lĩnh vực, các tầng nấc, cả song phương và đa phương. Mộtkhi có đủ lòng tin chiến lược, hiệu quả thực thi của các cơ chế hiện có sẽ đượcnâng lên và chúng ta có thể đẩy nhanh, mở rộng hợp tác, đi đến giải pháp về mọivấn đề, cho dù là nhạy cảm và khó khăn nhất.

Thứ ba, nói đến hòa bình, ổnđịnh, hợp tác, thịnh vượng của khu vực Châu Á – Thái  Bình Dương, chúng ta không thể không nói đếnmột ASEAN đồng thuận, đoàn kết và với vai trò trung tâm trong nhiều cơ chế hợptác đa phương.

 

Khó có thể hình dung được mộtĐông Nam Á chia rẽ, xung đột trong Chiến tranh Lạnh lại có thể trở thành mộtcộng đồng các quốc gia thống nhất trong đa dạng và đóng vai trò trung tâm trongcấu trúc đang định hình ở khu vực như ASEAN ngày nay. Sự tham gia của Việt Namvào ASEAN năm 1995 đánh dấu thời kỳ phát triển mới của ASEAN, tiến tới hìnhthành một ngôi nhà chung của tất cả các quốc gia Đông Nam Á đúng với tên gọicủa mình. Thành công của ASEAN là thành quả của cả quá trình kiên trì xây dựnglòng tin và văn hóa đối thoại, hợp tác cũng như ý thức trách nhiệm chia sẻ vậnmệnh chung giữa các nước Đông Nam Á.

ASEAN tự hào là một hình mẫu củanguyên tắc đồng thuận và lòng tin vào nhau trong các quyết định của mình. Đó lànền tảng tạo sự bình đẳng giữa các thành viên cho dù là một Indonesia với dân số gần 1/4 tỷ người và một Brunei với dânsố chưa đến nửa triệu người. Đó cũng là cơ sở để các nước ngoài khu vực gửi gắmlòng tin vào ASEAN với tư cách là “người trung gian thực tâm” trong vai trò dẫndắt nhiều cơ chế hợp tác khu vực.

Với tư duy cùng chia sẻ lợi ích,không phải “kẻ được – người mất”, việc mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS) mời Nga vàHoa Kỳ tham gia, tiến trình ADMM+ đã được hiện thực hóa tại Việt Nam năm 2010và thành công của EAS, ARF, ADMM+ những năm tiếp theo đã củng cố hơn nữa nềntảng cho một cấu trúc khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm, đem lại niềmtin vào tiến trình hợp tác an ninh đa phương của khu vực này.

Tôi cũng muốn đề cập trường hợpcủa Myanmar như một ví dụ sinh động về kết quả của việc kiên trì đối thoại trêncơ sở xây dựng và củng cố lòng tin, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau,mở ra một tương lai tươi sáng không chỉ cho Myanmar mà cho cả khu vực chúng ta.

Đã có những bài học sâu sắc vềgiá trị nền tảng của nguyên tắc đồng thuận, thống nhất của ASEAN trong việc duytrì quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với các nước đối tác và phát huy vai trò chủđộng của ASEAN trong những vấn đề chiến lược của khu vực. ASEAN chỉ mạnh vàphát huy được vai trò của mình khi là một khối đoàn kết thống nhất. Một ASEANthiếu thống nhất sẽ tự đánh mất vị thế và không có lợi cho bất cứ một ai, kể cảcác nước ASEAN và các nước đối tác. Chúng ta cần một ASEAN đoàn kết, vững mạnh,hợp tác hiệu quả với tất cả các nước để chung tay vun đắp hòa bình và thịnhvượng ở khu vực, chứ không phải là một ASEAN mà các quốc gia thành viên buộcphải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích của riêng mình trong mốiquan hệ với các nước lớn. Trách nhiệm của chúng ta là nhân thêm niềm tin tronggiải quyết các vấn đề, trong tăng cường hợp tác cùng có lợi, kết hợp hài hòalợi ích của quốc gia mình với lợi ích của quốc gia khác và của cả khu vực.

Việt Nam cùng các nước ASEAN luôn mongmuốn các nước - đặc biệt là các nước lớn, ủng hộ vai trò trung tâm, nguyên tắcđồng thuận và sự đoàn kết thống nhất của cộng đồng ASEAN.

Trở lại vấn đề Biển Đông, ASEANvà Trung Quốc đã cùng nhau vượt qua một chặng đường khá dài và cũng không ítkhó khăn để ra được Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) tại Hộinghị cấp cao ASEAN ở Phnom Penhnăm 2002. Nhân kỷ niệm 10 năm ký và thực hiện DOC, các bên đã thống nhất nỗ lựctiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). ASEAN và Trung Quốc cần đề caotrách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược, trước hết là thực hiệnnghiêm túc DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) phù hợp vớiluật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Chúng tôi cho rằng, ASEAN và cácnước đối tác có thể cùng nhau xây dựng một cơ chế khả thi để bảo đảm an ninh,an toàn, tự do hàng hải trong khu vực. Làm được như vậy sẽ không chỉ góp phầnđảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và tạo điều kiện để giải quyết cáctranh chấp, mà còn khẳng định những nguyên tắc cơ bản trong việc gìn giữ hòabình, tăng cường hợp tác, phát triển của thế giới đương đại.

Đối với các vấn đề an ninh phitruyền thống và các thách thức khác – trong đó có an ninh nguồn nước trên cácdòng sông chung, bằng việc xây dựng lòng tin chiến lược, tăng cường hợp tác,hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích chung, tôi tin rằng chúng ta cũng sẽ đạtđược những thành công, đóng góp thiết thực vào hòa bình, hợp tác, phát triểncủa khu vực.

Thưa Quý vị và các bạn,

Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm,Việt Namđã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Việt Nam luôn khaokhát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữunghị, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để có một nền hòa bìnhthực sự và bền vững, thì độc lập, chủ quyền của các quốc gia dù lớn hay nhỏ cầnphải được tôn trọng; những khác biệt về lợi ích, văn hóa… cần được đối thoạicởi mở trên tinh thần xây dựng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Chúng ta không quên, nhưng cầnkhép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Với truyền thống hòa hiếu, Việt Namluôn mong muốn cùng các nước xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòabình, hợp tác, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bìnhđẳng và cùng có lợi.

Việt Nam kiên định nhất quánđường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đốitác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộngđồng quốc tế. Việt Namkhông ngừng nỗ lực làm sâu sắc thêm và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đốitác hợp tác cùng có lợi với các quốc gia. Chúng tôi mong muốn thiết lập quan hệđối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo anLHQ một khi nguyên tắc độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộcủa nhau, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi được cam kết vànghiêm túc thực hiện.

Nhân diễn đàn quan trọng này, tôitrân trọng thông báo, Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòabình của Liên Hợp quốc, trước hết là trong các lĩnh vực công binh, quân y, quansát viên quân sự.

Chính sách quốc phòng của Việt Nam làhòa bình và tự vệ. Việt Namkhông là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứquân sự trên lãnh thổ Việt Nam.Việt Namkhông liên minh với nước này để chống lại nước khác.

Những năm qua, việc duy trì tăngtrưởng kinh tế khá cao đã tạo điều kiện cho Việt Nam tăng ngân sách quốc phòng ở mứchợp lý. Việc hiện đại hóa quân đội của Việt Nam chỉ nhằm tự vệ, bảo vệ lợi íchchính đáng của mình, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.

Đối với các nguy cơ và thách thứcvề an ninh khu vực đang hiện hữu như bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, BiểnĐông… Việt Namtrước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuânthủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng củanhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sửdụng vũ lực.

Một lần nữa, Việt Nam khẳng địnhtuân thủ nhất quán Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; nỗ lựclàm hết sức mình cùng ASEAN và Trung Quốc nghiêm túc thực hiện DOC và sớm đạtđược COC. Là quốc gia ven biển, Việt Nam khẳng định và bảo vệ quyền, lợiích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQvề Luật Biển 1982.

Thưa Quý vị và các bạn,                          

Hòa bình, hợp tác và phát triểnlà lợi ích, là nguyện vọng tha thiết, là tương lai chung của các quốc gia, cácdân tộc. Trên tinh thần cởi mở của Đối thoại Shangri-La, tôi kêu gọi tất cảchúng ta bằng những hành động cụ thể hãy cùng chung tay xây dựng và củng cốlòng tin chiến lược vì một Châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, hợp tác, thịnhvượng.

Xin cảm ơn Quý vị và các bạn.

Theo VOV

Tác Giả:Nhà cái uy tín
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái