TheầnThơtậptrungđẩynhanhthựchiệnhọcbạsốcáctrườngphổthôtỷ số ngoại hạng anho kế hoạch, việc thực hiện HBS thí điểm đối với các khối lớp: 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 năm học 2023-2024. Phạm vi thí điểm là các cơ sở giáo dục có thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) bảo đảm các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, chủ động về nhân lực, nguồn lực để thực hiện các giải pháp, nội dung, yêu cầu đối với HBS, bảo đảm 100% cơ sở GDPT tham gia thí điểm.
Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) TP Cần Thơ đã xây dựng cơ sở dữ liệu ngành (địa chỉ: csdl.cantho.edu.vn) đảm bảo cho công tác quản trị trường học từ cấp mầm non, tiểu học, trung học và giáo dục thường xuyên. Cơ sở dữ liệu được tạo lập, cập nhật thường xuyên đảm bảo dữ liệu “sống”, gồm: các thông tin có liên quan về nhà trường, giáo viên, học sinh…; đảm bảo đủ nguồn lực (con người, cơ sở vật chất, hạ tầng…) để thực hiện việc tạo lập, quản lý, sử dụng, lưu trữ HBS khi được triển khai chính thức.
Các quận, huyện, trường học đang chuẩn bị chu đáo thực hiện thí điểm này. Bà Nguyễn Kiều Phương, Trưởng Phòng GD&ÐT quận Bình Thủy, cho biết ngành đã triển khai các văn bản theo chỉ đạo của Sở về thí điểm HBS; đã chuẩn bị nguồn số liệu giáo viên, học sinh… Ðồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn; đảm bảo thực hiện thí điểm HBS đạt hiệu quả. “Tôi nghĩ rằng, việc chuyển từ học bạ giấy sang HBS là một hình thức phù hợp với xu thế hiện nay. Việc cập nhật thông tin hiệu quả, chính xác, kịp thời hơn”, bà Phương chia sẻ.
Sở đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai HBS ngành GD&ÐT TP Cần Thơ, xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai thí điểm HBS các trường phổ thông; nâng cấp bổ sung chức năng hệ thống thông tin ngành GD&ÐT tại địa chỉ: https://csdl.cantho.edu.vn đáp ứng các yêu cầu về HBS, cung cấp quy trình, thủ tục quản lý, sử dụng học bạ của học sinh phổ thông đảm bảo yêu cầu về kỹ thật, công nghệ theo quy định của Bộ GD&ÐT.
Phối hợp với VNPT và Viettel cấp chữ ký số cho 100% cán bộ quản lý và giáo viên, đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ khai thác, tạo lập, sử dụng HBS cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên. Theo Kế hoạch thí điểm, có 100% trường tiểu học tham gia. Cụ thể, có 164 trường tiểu học công lập, 2 trường tư thục và 9 trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp tiểu học), với 5.479 cán bộ quản lý và giáo viên và 93.177 học sinh tham gia.
Qua đánh giá của ngành Giáo dục thành phố, 100% trường phổ thông trên địa bàn thành phố có kết nối Internet, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ tin học. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít giáo viên còn hạn chế về trình độ tin học. Vì thế, Sở chỉ đạo các cơ sở giáo dục phân công giáo viên trực tiếp hỗ trợ cài đặt chữ ký số và thao tác trên phần mềm.
Theo ông Trần Thanh Bình, Giám đốc Sở GD&ÐT TP Cần Thơ, mục tiêu của ngành là thực hiện tốt thí điểm HBS đối với năm học 2023-2024. Năm học 2024-2025, đảm bảo 100% cơ sở GDPT thực hiện HBS theo đúng chỉ đạo của Bộ GD&ÐT, đồng thời đáp ứng được mục tiêu chuyển đổi số trong ngành giáo dục theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
TheoNg.Ngân (Báo Cần Thơ)