Các bác sĩ tại cơ sở tuyến dưới đặt nội khí quản,ụtuổibấtngờlêncơncogiậtdấuhiệucủabiếnchứngnguyhiểsoi keo ý bóp bóng, chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Khi đó, huyết áp của thai phụ trẻ tuổi là 150/100mmHg, tuy nhiên khi xuống xe cấp cứu, huyết áp tăng nhanh đến 200/140mmHg, tim thai 130 lần/phút. Chị H. trong trạng thái kích thích, giãy giụa, phù toàn thân, phù não, protein niệu.
Khai thác bệnh sử từ gia đình, chị H. theo dõi quản lý thai tại phòng khám tư phát hiện tăng huyết áp nhưng không điều trị.
Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực, chống độc và giảm đau, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chỉ định thuốc để giảm kích thích, phòng cơn co giật sau đó dùng thuốc hạ huyết áp bằng đường tĩnh mạch.
Đánh giá đây là một ca sản giật nặng, ngay khi kiểm soát được cơn co giật của mẹ, để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, các bác sĩ quyết định mổ lấy thai. Huyết áp của chị H. được kiểm soát liên tục bằng đường truyền tĩnh mạch. Một bé trai 1,8kg cất tiếng khóc chào đời, được chuyển Khoa Sơ sinh chăm sóc và điều trị.
Sau khi mổ lấy bé an toàn, sản phụ tiếp tục được thở máy, chống phù não và kiểm soát huyết áp. Sau 72 giờ, chị H. dần tỉnh táo, chuyển từ thở máy sang thở oxi rồi tự thở.
Sau 6 ngày điều trị tích cực, chị H. đã hoàn toàn tỉnh táo, không còn tình trạng phù, huyết động ổn định, các chỉ số xét nghiệm đều về ngưỡng bình thường. Hiện tại, cả sức khỏe của mẹ và bé đã hoàn toàn ổn định.
Sản giật là 1 trong 5 biến chứng nguy hiểm nhất của sản khoa, là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ cao tử vong mẹ và thai nhi hoặc những di chứng nặng nề suốt đời.
Các thầy thuốc khuyến cáo phụ nữ mang thai không được chủ quan với huyết áp cao và dấu hiệu phù trong thai kỳ. Đây là dấu hiệu điển hình của tiền sản giật, nếu không chữa trị sẽ dẫn đến co giật (hay được gọi là sản giật).
Sản giật là một biến chứng của tiền sản giật nặng. Lúc này, thai phụ xuất hiện các cơn co giật nặng hoặc hôn mê sâu không rõ nguyên nhân, dẫn đến tử vong hoặc những tổn thương não và thần kinh suốt đời.
Bất kỳ thai phụ nào cũng có nguy cơ mắc tiền sản giật, tuy nhiên có thể sàng lọc và dự phòng tiền sản giật sớm để tránh hậu quả nặng nề.
- Từ thời điểm 11 tuần - 13 tuần 6 ngày, thai phụ có thể tới các cơ sở y tế thực hiện sàng lọc tiền sản giật để phát hiện nguy cơ mắc bệnh.
- Bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, nếu thai phụ thấy bất thường như chóng mặt, tăng huyết áp, phù, cần tới cơ sở sản khoa chuyên môn cao để được kiểm tra và phát hiện bệnh chính xác, từ đó điều trị dự phòng kịp thời.