CNN trích dẫn các nguồn tin giấu tên quả quyết,ùmxùmvụbáoMỹtốCIArútnộigiánkhỏichínhphủNgavìôbong 168 tình báo Mỹ đã thành công trong việc rút khỏi Moscow một trong những nội gián cao cấp nhất lọt vào chính phủ Nga vào giữa năm 2017. Các nguồn thạo tin khẳng định nhiều quan chức trong chính quyền ông Trump biết rõ về sứ mệnh bí mật này.
Tổng thống Mỹ Trump (giữa) tiếp Ngoại trưởng Nga Lavrov (trái) và Đại sứ Nga Kislyak tại Nhà Trắng tháng 5/2017. Ảnh: Tass |
Theo CNN, sứ mệnh được xúc tiến sau chuyến công du Nhà Trắng của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Đại sứ Nga Sergey Kislyak vào tháng 5/2017 vì những lo ngại rằng, ông Trump và các quan chức dưới quyền "liên tục xử lý sai các thông tin tình báo mật và có thể góp phần làm lộ nguồn cung cấp tin bí mật là gián điệp". Cũng tại cuộc tiếp xúc nói trên, tổng thống Mỹ được cho đã chia sẻ với hai nhà ngoại giao Nga các thông tin tình báo tuyệt mật về tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria do Israel cung cấp.
Cả Nhà Trắng, Moscow và CIA đều đã lên tiếng bác bỏ các thông tin của CNN là bịa đặt.
Brittany Bramell, giám đốc phụ trách quan hệ công chúng của CIA phản bác: "Bài tường thuật của CNN về việc CIA đã phải đưa ra các quyết định sống còn dựa vào bất cứ điều gì khác ngoài phân tích khách quan và thu thập ghi âm chỉ đơn giản là sai sự thật. Tính toán sai lầm rằng cách tổng thống xử lý các thông tin tình báo nhạy cảm nhất của đất nước chúng ta (thứ ông ấy luôn tiếp cận hàng ngày) dẫn tới vụ rút điệp viên là không đúng".
Phát biểu trước các phóng viên ngày 9/9, ông Trump cho hay: "Với tôi, dù CIA phản ứng như thế nào cũng tốt. Tôi chẳng biết gì cả". Tuy nhiên, thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham đã phản ứng gay gắt hơn khi lên án CNN "đưa tin giả, có thể đẩy nhiều mạng sống vào vòng nguy hiểm".
Theo báo RT, các hãng thông tấn ở Nga ngay lập tức đồn đoán xem danh tính của kẻ nội gián là ai và nhanh chóng kết luận đó là Oleg Smolenkov. Trước năm 2010, ông Smolenkov từng làm việc tại Đại sứ quán Nga ở Washington và sau đó là trong chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin trước khi trở thành ủy viên hội đồng tư pháp nhà nước.
Ngày 14/7/2017, ông Smolenkov đưa vợ và 3 con đi nghỉ ở Montenegro, rồi cả gia đình họ biến mất không tăm tích. Vào thời điểm đó, cảnh sát đã điều tra vụ mất tích của họ theo hướng nghi án giết người.
Tờ Kommersant trích dẫn các nguồn tin giấu tên hé lộ, Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) rốt cuộc đã hủy điều tra sau khi biết rằng ông Smolenkov vẫn còn sống và đang cư trú ở đâu đó tại nước ngoài. Tờ báo Nga thậm chí tin, gia đình ông Smolenkov đang định cư ở thành phố Stafford, bang Virginia, Mỹ.
Ông Smolenkov được tin là nhân vật nội gián bí mật của CIA trong chính phủ Nga. Ảnh: Reuters |
Những người quen biết Smolenkov bày tỏ quan điểm trái ngược nhau về khả năng ông đã phản bội đất nước. Một số người nói, vị trí Smolenkov từng đảm nhiệm không thể giúp ông tiếp cận các thông tin nhạy cảm. Trong khi số khác lại quả quyết, Smolenkov có một người bạn quyền lực, có khả năng tiếp cận Tổng thống Putin.
Thượng nghị sĩ Franz Klintsevich, Phó lãnh đạo Ủy ban Quốc phòng và an ninh Nga tuyên bố, các tiết lộ chấn động của CNN thực tế chỉ là trò dàn dựng nhằm thực hiện âm mưu mới hạ bệ Tổng thống Trump.
Theo Sputnik, tại một cuộc họp báo diễn ra ngày 10/9, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận, ông Smolenkov là cựu quan chức từng làm việc cho chính phủ Nga. Song, ông Smolenkov đã bị sa thải cách đây nhiều năm và chưa từng có tiếp xúc trực tiếp với Tổng thống Putin.
"Smolenkov bị sa thải cách đây nhiều năm theo một chỉ thị nội bộ. Ông ấy chẳng giữ bất kỳ chức vụ cấp cao nào - các vị trí được tổng thống bổ nhiệm ... Bạn biết đấy, mọi đồn đoán của các hãng truyền thông Mỹ về việc (CIA) rút khẩn ông ta, việc ông ta được giải cứu khỏi đâu và những điều tương tự như thế chỉ là một dạng tiểu thuyết lá cải", ông Peskov nhấn mạnh.
Điện Kremlin thẳng thừng bác bỏ các thông tin của CNN là "tin giả". Ảnh: Reuters |
Phát ngôn viên Điện Kremlin từ chối xác thực liệu ông Smolenkov có được CIA thuê để do thám Moscow hay không, với lí do thiếu thông tin. Song, ông Peskov nói "mọi thứ vẫn ổn nhờ hoạt động của lực lượng phản gián Nga".
Ngoại trưởng Nga Lavrov cũng khẳng định, Tổng thống Trump chưa từng tiết lộ bất kỳ bí mật nào của chính phủ Mỹ trong các cuộc đàm luận với ông hay giới chức Nga năm 2017. Theo ông Lavrov, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ vào thời điểm đó Herbert McMaster cùng những người biết về nội dung của các cuộc thảo luận nói trên có thể xác thực điều này.
Giới quan sát nhận định, câu chuyện về kẻ nội gián cấp cao của Mỹ trong Điện Kremlin rất giống những tình tiết thu hút trong các tiểu thuyết trinh thám ăn khách. Do thông tin chủ yếu dựa vào các nguồn ẩn danh và thông tin được khẳng định là "tối mật" nên hiện rất khó có thể kiểm chứng chúng một cách độc lập.
Tuấn Anh