![]() |
Việc Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) tiến hành xây dựng Đề án quản lý đơn giá dịch vụ truyền hình trả tiền xuất phát từ kiến nghị của hai thành viên hiệp hội là VTC và VASC (nhà cung cấp dịch vụ truyền hình MyTV) đưa ra hồi đầu năm 2014.
Vào thời điểm đó,óquảnlýgiásàndịchvụtruyềnhìnhtrảtiềtỷ lệ 88 Bộ TT&TT vừa mới cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trên toàn quốc cho Viettel và FPT. Thị trường truyền hình đang có sự cạnh tranh giảm giá, rất mạnh do doanh nghiệp có thị phần lớn nhất là SCTV đầu tư mở rộng dịch vụ trên toàn quốc. Cộng với lo ngại tập đoàn viễn thông hùng mạnh Viettel sẽ dùng chiến lược phát triển truyền hình tương tự như cách mà Viettel chiếm lĩnh thị trường di động cách đây hơn 10 năm, chính là lý do khiến một số nhà đài kiến nghị Bộ TT&TT sớm ban hành quy định về quản lý giá sàn.
Từ các kiến nghị trên, Bộ TT&TT đã yêu cầu VNPayTV nghiên cứu để đưa ra các mức giá sàn đối với từng loại dịch vụ truyền hình trả tiền. VNPayTV đã thành lập tổ nghiên cứu để xây dựng đề án này.
Theo VNPayTV, giá sàn được xây dựng dựa trên giá thành sản phẩm, mức giá sàn là để các doanh nghiệp đảm bảo không bán dịch vụ dưới giá thành, chống việc bán phá giá chấp nhận lỗ để cạnh tranh. Việc áp dụng mức giá sàn nhằm ổn định thị trường truyền hình trả tiền ở nước ta trong giai đoạn thị trường này đang phát triển nhanh cả về nội dung chương trình và công nghệ truyền dẫn. Nếu không xây dựng được giá sàn đối với truyền hình trả tiền sẽ dễ nảy sinh những rối loạn về cạnh tranh giá cung cấp và các chuẩn mực, tiêu chí về kĩ thuật công nghệ, nội dung, chương trình.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn ICTnews mới đây, một lãnh đạo Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cho biết, dịch vụ truyền hình không nằm trong danh mục các dịch vụ thiết yếu cần phải bình ổn giá và định giá theo quy định của Pháp lệnh về giá nên nhiều khả năng đề án này sẽ khó được thông qua.