Cáp biển hình thành từ các sợi cáp quang được bó chặt và bao bọc trong các lớp dây nhựa hoặc thép cứng. Nó có thể gặp sự cố do tàu đánh cá hoặc neo kéo dọc đáy đại dương gây ra. Tuy nhiên,ạisaocápbiểnlàmụctiêuhấpdẫnchonhữngkẻpháhoạty so laliga cũng có lúc cáp biển bị cố tình phá hoại.
Tầm quan trọng của cáp quang biển
Cáp quang biển đóng vai trò ống dẫn cho phép mọi người gửi email, đăng ảnh lên mạng xã hội, trò chuyện video, thanh toán, phát trực tuyến phim và truy cập các dịch vụ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT.
Các doanh nghiệp và chính phủ dựa vào chúng để liên lạc, cung cấp các dịch vụ công cộng, thanh toán, quản lý chuỗi cung ứng và nhiều thứ khác.
Dù các dịch vụ Internet vệ tinh như Starlink của Elon Musk đang phát triển nhanh chóng, hơn 95% lưu lượng dữ liệu toàn cầu vẫn đi qua cáp biển, theo Ủy ban Bảo vệ Cáp Quốc tế.
Ai bảo vệ cáp biển?
Chủ sở hữu cáp biển chịu trách nhiệm duy trì và bảo đảm an toàn cho mạng lưới. Đó có thể là các công ty viễn thông hoặc các công ty công nghệ lớn như Alphabet và Meta Platforms.
Để giảm thiểu sự gián đoạn do sự cố cáp biển gây ra, họ thường lắp đặt nhiều hơn một cáp dọc theo tuyến hoặc ký thỏa thuận với các chủ sở hữu cáp khác để cung cấp dung lượng dự phòng.
Nếu cáp biển gặp sự cố, chủ sở hữu và những người thuê cáp thường có thể chuyển lưu lượng sang cáp khác tương đối dễ dàng và gửi tàu đến khu vực ảnh hưởng để điều tra và sửa chữa.
Nếu có dấu hiệu phá hoại, các cơ quan thực thi pháp luật và an ninh quốc gia sẽ vào cuộc.
Hiện tại, chủ sở hữu cáp đang tập trung bổ sung dung lượng để giảm lệ thuộc vào một cáp biển duy nhất. Họ cũng cung cấp bản đồ các tuyến cáp cho các công ty đánh bắt cá và theo dõi chuyển động của tàu thuyền bằng hình ảnh vệ tinh và tín hiệu theo dõi tàu, trong một số trường hợp đưa ra cảnh báo cho các tàu đến quá gần.
Các cơ quan chính phủ cũng đã và đang đóng một vai trò lớn hơn trong việc bảo vệ cáp. Quân đội Mỹ giám sát chặt chẽ hoạt động vận chuyển gần cáp và đường ống.
10 quốc gia ở châu Âu hợp tác theo dõi hoạt động ở Biển Baltic và Biển Bắc, bao gồm cả việc triển khai tàu chiến để tuần tra những kẻ phá hoại.
Điểm yếu của cáp biển
Các dây cáp hiện đại thường được chôn dưới đáy biển trong quá trình lắp đặt. Song, thủy triều thay đổi có thể làm chúng dễ bị mắc kẹt hơn - thường là do neo hoặc thiết bị đánh cá.
Nguy cơ rủi ro lớn nhất là dọc theo các tuyến đường vận tải như Biển Đỏ và Eo biển Malacca, nơi tập trung nhiều tuyến cáp ở vùng nước tương đối nông, khiến tai nạn dễ xảy ra hơn.
Các quốc đảo hoặc những nơi có kết nối hạn chế bị thiệt hại nặng nhất khi cáp bị hỏng vì chỉ một lỗi duy nhất cũng có thể cắt hoàn toàn các dịch vụ Internet.
Cáp biển có thường xuyên bị hỏng không?
Mỗi năm có khoảng 200 sự cố liên quan đến cáp biển, phần lớn là do hoạt động đánh bắt cá như kéo lưới, theo dữ liệu của Ủy ban Bảo vệ Cáp Quốc tế.
Chẳng hạn, tháng 10/2022, sau khi một tàu đánh cá làm hỏng cáp, người dân đảo Shetland đã không thể truy cập dịch vụ Internet, điện thoại, không thể thanh toán bằng thẻ tín dụng trong một ngày.
Hồi tháng 3, mỏ neo của tàu chở hàng Rubymar đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến ba cáp biển ở Biển Đỏ sau khi bị tên lửa Houthi tấn công.
Hồi giữa tháng 11, hai tuyến cáp quang biển ở biển Baltic đã bị cắt đứt, một trong số đó nối Phần Lan với Đức, tuyến còn lại nối Lithuania và Thụy Điển.
Các quan chức châu Âu nghi ngờ đây là hành động phá hoại, trong khi một số quan chức Mỹ tin rằng nguyên nhân là do mỏ neo của một con tàu đi ngang qua.
Các sự kiện địa chấn như động đất dưới nước và lở đá cũng là một nguyên nhân.
Vào tháng 3, một trận động đất đã phá hủy một số dây cáp Tây Phi, làm gián đoạn nghiêm trọng kết nối Internet ở một số quốc gia bao gồm Bờ Biển Ngà, Liberia và Benin.
Sự cố này đã gây ra cuộc khủng hoảng năng lực trong khu vực và mất vài tuần để khắc phục, khi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tuyệt vọng tìm kiếm thay thế.
(Theo Bloomberg)