- Số lượng thí sinh được điểm 9-10 chiếm không quá 3% tổng số thí sinh dự thi. Các em ưu tiên đăng kí vào những trường,ứtrưởngBùiVănGaThísinhkhôngcònchịurủironhưnhữngnămtrướngười chơi al feiha những ngành lâu nay điểm chuẩn cao, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh rất ít nên có hiện tượng điểm cao vẫn không trúng tuyển nguyện vọng 1.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết như vậy về hiện tượng “gần 10 điểm mỗi môn thi vẫn trượt đại học” trong câu chuyện về xét tuyển đại học đợt 1 vừa qua.
Không có rủi ro như những năm trước
Ông đánh giá như thế nào về kết quả xét tuyển đại học và cao đẳng sư phạm chính quy đợt 1 năm nay?
- Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Trước hết phải khẳng định đợt 1 xét tuyển năm 2017 là kỳ xét tuyển thành công nhất từ trước đến nay. Cả thí sinh lẫn nhà trường đều cảm thấy rất nhẹ nhàng, thuận lợi, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga. Ảnh: Lê Văn. |
Hầu hết các trường đều hài lòng về kết quả xét tuyển. Quyền tự chủ tuyển sinh của trường được đảm bảo. Ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên đã có 170/322 trường đạt được chỉ tiêu tuyển sinh.
Nếu so với những năm trước, khi chỉ vài ba chục trường đạt được chỉ tiêu trong đợt đầu tiên, thì kết quả đạt được năm nay rất ấn tượng.
Cách xét tuyển không giới hạn nguyện vọng đã phát huy như thế nào trong đợt xét tuyển này, thưa ông?
- Đây là giải pháp hiệu quả giúp cho thí sinh có điểm thi cao luôn trúng tuyển vào ngành/trường yêu thích phù hợp với kết quả thi đạt được.
Những năm trước với số nguyện vọng giới hạn, thí sinh phải cân nhắc thận trọng, phải phán đoán trước khi đăng ký xét tuyển và chấp nhận nhiều rủi ro. Còn năm nay, với số nguyện vọng không giới hạn, các em có thể đăng ký vào bất kỳ ngành/trường nào mà các em yêu thích.
Quy chế quy định nguyện vọng của thí sinh được xét bình đẳng như nhau. Nếu không trúng tuyển nguyện vọng cao, các em sẽ được xét nguyện vọng tiếp theo bình đẳng với các nguyện vọng khác.
Vì thế, năm nay những thí sinh điểm cao mà quyết tâm đi học sẽ chắc chắn trúng tuyển vào một ngành/trường phù hợp với kết quả thi, và không có sự rủi ro như những năm trước đây.
Ví dụ như ngành y đa khoa, nếu các trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y Dược TP.HCM lấy điểm chuẩn 29,25 thì những trường khác cũng đào tạo ngành này lấy điểm chuẩn thấp hơn như ĐH Y Dược Huế lấy 28,25, ĐH Y Thái Bình 27,5, ĐH Y Dược Hải Phòng 27, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 27, Khoa Y Dược ĐH Đà Nẵng 26,25… Vì thế, nếu thí sinh thi được 27 điểm chẳng hạn muốn học ngành Y đa khoa và đã đăng ký vào các trường có đào tạo ngành này thì không thể trượt được.
Điểm chuẩn cao do thí sinh đăng ký nguyện vọng
Là Trưởng ban chỉ đạo thi quốc gia, ông nhìn nhận như thế nào về hiện tượng điểm chuẩn cao, thậm chí vượt cả mức điểm tuyệt đối ở một số trường top trên?
- Thực chất nếu nhìn trên tổng số hơn 4.000 ngành tuyển sinh thì chỉ có vài chục ngành có điểm chuẩn cao (chiếm tỉ lệ rất thấp, chưa đến 1% tổng số ngành) thuộc các trường quân đội, công an, y dược.
Các ngành thuộc khối trường quân đội, công an tuyển đúng 100% chỉ tiêu theo kế hoạch. Ngành y đa khoa của các trường chỉ tiêu hầu như không thay đổi trong nhiều năm nay. Các ngành này lâu nay vẫn tuyển sinh với mức điểm chuẩn cao.
Những năm trước, do thí sinh bị giới hạn số nguyện vọng nên nhiều em điểm cao không tự tin nộp vào những ngành này. Năm nay, thí sinh không giới hạn số nguyện vọng nên hầu như những em có kết quả cao đều đăng ký, trong khi chỉ tiêu các ngành quân đội, công an năm nay lại giảm dẫn đến tăng điểm chuẩn. Do đó, một số ít thí sinh có điểm thi cao không trúng tuyển nguyện vọng 1.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2017 (Ảnh: Đỗ Quang Đức) |
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các em đã trượt đại học. Nếu các em đã thực hiện đăng ký xét tuyển phù hợp thì chắc chắn các em đã trúng tuyển các nguyện vọng khác.
Hầu hết các ngành còn lại (đến gần 99% tổng số ngành tuyển sinh), việc tăng -giảm điểm chuẩn rất bình thường như mọi năm.
Có ý kiến cho rằng cách ra đề thi năm nay khiến số thí sinh đạt điểm 9-10 nhiều, nâng mặt bằng điểm chuẩn lên cao hơn. Ông có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này?
- Trước đây khi thi tự luận, mỗi môn thi chỉ có một đề thi duy nhất, trong đề thi chỉ có một vài câu hỏi khó rơi vào một vài chương của chương trình, nên chỉ một số ít thí sinh mới làm được. Còn nay thi trắc nghiệm với 24 mã đề thi khác nhau, những câu hỏi khó rải rác trong khắp chương trình. Vì thế, nhiều thí sinh có thể làm được kéo theo số thí sinh điểm cao nhiều hơn khi thi tự luận.
Tuy nhiên, số lượng thí sinh được điểm 9-10 cũng chỉ chiếm không quá 3% tổng số thí sinh dự thi, điểm trung bình hầu hết các môn thi đều nằm trong khoảng 5-6 điểm nên đề thi không phải là dễ.
Cộng điểm ưu tiên sẽ điều chỉnh theo chính sách
Nhiều người bày tỏ sự băn khoăn là việc làm tròn 0,25 điểm tổng 3 môn thi có thể dẫn đến bất hợp lý đối với thí sinh bằng điểm nhau ở cuối danh sách xét tuyển. Ông có ý kiến gì về quy định này?
- Quy chế quy định làm tròn 0,25 tổng điểm 3 môn thi để tính điểm xét tuyển. Trong trường hợp cuối danh sách còn nhiều thí sinh bằng điểm nhau, trường sử dụng các tiêu chí phụ để xét tuyển.
Việc làm tròn 0,25 điểm hay không làm tròn mà lấy điểm 2 số thập phân cũng đã được thảo luận nhiều khi soạn thảo quy chế tuyển sinh. Nếu không làm tròn thì chênh lệch mức điểm là 0,01 đối với tổng 3 môn thi. Mức chênh lệch quá bé như vậy rất khó phân biệt chính xác trình độ thí sinh.
Vì thế, quy chế giao cho các trường đưa ra các tiêu chí phụ, ví dụ trường có thể chọn thí sinh tổng 3 môn thấp hơn 0,01 điểm nhưng có điểm toán cao hơn nếu thấy rằng kiến thức môn toán cần thiết cho ngành học…
Trong thiết kế phần mềm, Bộ vẫn đưa ra tiêu chí phụ đối với trường hợp thí sinh bằng điểm nhau sau khi đã làm tròn 0,25 ở cuối danh sách là trường có thể quay về điểm gốc trước khi làm tròn để xét tuyển (tức lấy 2 số thập phân). Các trường tự quyết định có chọn tiêu chí phụ này hay không.
Qua đợt xét tuyển vừa rồi, có thể thấy việc cộng điểm ưu tiên đang nảy sinh những bất hợp lý, gây thiệt thòi cho thí sinh khu vực 3 điểm cao mà không trúng tuyển nguyện vọng 1 vào các ngành/trường yêu thích. Liệu có phải đã đến lúc thay đổi cách tính điểm ưu tiên để tạo sự công bằng cho thí sinh, thưa ông?
- Quy định cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực trong tuyển sinh đã được thực hiện từ rất nhiều năm nay. Quy định này cụ thể hóa các chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước đối với người có công, con em dân tộc, thí sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn… có điều kiện sống, điều kiện học tập khó khăn hơn rất nhiều so với thí sinh sống ở thành phố.
Khi chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước thay đổi thì quy chế tuyển sinh cũng được điều chỉnh lại cho phù hợp. Ví dụ những địa phương trước đây thuộc khu vực khó khăn, nay điều kiện kinh tế xã hội đã được cải thiện, không còn nằm trong danh sách các địa phương khó khăn thì việc cộng điểm ưu tiên đối với thí sinh cũng sẽ được điều chỉnh giảm.
Xin cảm ơn ông!
Minh Thu thực hiện
"Chỉ nên cộng ưu tiên từ 0,25 đến 0,75 điểm"