Vào tối ngày 15/11/2017,ộtthậpkỷcủanhữngconsốkhôngtưởngtrảchocáctácphẩmhộihọlịch bóng đá thổ nhĩ kỳ phòng đấu giá của nhà đấu giá Christie ở thành phố New York, Mỹ, vỡ òa trong tiếng vỗ tay vang dội khi một mức giá “khủng khiếp” mới được xác lập trong thế giới nghệ thuật, một hoàng tử đến từ Ả Rập Saudi trả giá qua điện thoại đã chi ra 450,3 triệu USD để mua bức tranh “Salvator Mundi”.
Đây là bức chân dung 500 năm tuổi khắc họa hình dung về Chúa, tác phẩm mà nhà đấu giá Christie trước nay vẫn nhấn mạnh là “bức vẽ cuối cùng của danh họa Leonardo Da Vinci”.
Không quan trọng việc nhiều chuyên gia hội họa cho rằng bức vẽ chỉ là một tác phẩm được thực hiện bởi các học trò của danh họa Da Vinci, không phải là tác phẩm do đích thân vị danh họa thực hiện, mức giá mà bức “Salvator Mundi” đạt được vẫn là một kỷ lục mới gây sững sờ trong thế giới hội họa.
Rất ít tác phẩm nghệ thuật có thể làm dấy lên những sự tò mò, bàn cãi, hiếu kỳ và sửng sốt tới như vậy. Kể từ khi tác phẩm được bán đấu giá thành công, bức họa hoàn toàn “mai danh ẩn tích”. Viện bảo tàng Louvre Abu Dhabi đã hoãn kế hoạch trưng bày tác phẩm hồi tháng 9/2018 mà không đưa ra lý do cụ thể.
Nhìn chung 3 vị trí đầu bảng trong thế giới hội họa xét về mức giá nhận được sự đồng thuận lớn từ những người am hiểu đời sống nghệ thuật. Cả 3 mức giá này đều được xác lập trong thập kỷ 2010 vừa qua.
Vị trí thứ hai thuộc về bức “Interchange”, một bức vẽ theo trường phái trừu tượng được thực hiện hồi năm 1955 bởi họa sĩ người Mỹ Willem de Kooning, bức vẽ đã được trả giá 300 triệu USD hồi tháng 9/2015. Thương vụ này diễn ra kín tiếng giữa bên mua là tỷ phú Ken Griffin và bên bán là tỷ phú David Geffen.
Ông Ken Griffin đã trả tổng cộng 500 triệu USD cho hai tác phẩm hội họa. Bức thứ hai mà ông mua có tên “Number 17A” được thực hiện hồi năm 1948 bởi danh họa người Mỹ Jackson Pollock (đây được xem là tác phẩm có giá cao thứ 5 trong thế giới hội họa hiện nay).
Đứng thứ ba là bức “Những người chơi bài” của danh họa Paul Cézanne. Trong thương vụ tiến hành kín tiếng hồi năm 2011, một đơn vị sưu tầm nghệ thuật đến từ Qatar đã mua tranh từ doanh nhân người Hy Lạp George Embiricos với mức giá 250 triệu USD.
Hồi thập niên 1890, danh họa Cézanne đã thực hiện một sê-ri tranh gồm 5 bức cùng được đặt tên là “Những người chơi bài”, trong khi 4 bức còn lại hiện đang thuộc quyền sở hữu của các triển lãm, bảo tàng, tổ chức nghệ thuật lớn thì riêng bức tranh có giá “khủng” này thuộc bộ sưu tập tư nhân.
Liệu bức “Salvator Mundi” có phải tác phẩm nghệ thuật đắt nhất từng được bán ra trên thế giới không? Thực ra điều này không hoàn toàn chắc chắn. Bởi bên cạnh các phiên đấu giá được đưa tin, cũng có rất nhiều thương vụ mua bán tác phẩm nghệ thuật diễn ra âm thầm kín tiếng giữa các bên, nhiều khi toàn bộ quá trình mua bán được giữ kín khỏi dòng chảy tin tức.
Dù vậy, thông qua các nguồn tin chính thức và nguồn tin riêng, tờ tạp chí tài chính Forbes (Mỹ) đã hệ thống được những thương vụ mua bán tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất qua từng năm trong suốt một thập kỷ qua.
Điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy từ những con số trên trời được trả cho các tác phẩm nghệ thuật trong vòng một thập kỷ qua, đó là thị trường này vẫn tiếp tục đẩy cao mức giá kỷ lục không ngừng qua những quãng thời gian ngắn. Không ai có thể biết trước những bất ngờ mà lĩnh vực mỹ thuật có thể đưa lại xét trên khía cạnh thương mại trong thập niên 2020.
Cùng điểm lại những thương vụ mua bán tác phẩm hội họa có mức giá kỷ lục qua từng năm trong thập kỷ 2010:
Theo Dân trí
“Bust of a Woman” (Chân dung bán thân của một người phụ nữ) của danh hoạ Picasso đã bị phá hoại khi đang trưng bày tại triển lãm Tate Modern ở London, Anh.