Nâng cao chất lượng nguồn lực ATTT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nam Định trong các năm tới. (Ảnh: egov) |
Đây là một trong những nhiệm vụ chính được Sở TT&TT Nam Định nhấn mạnh trong Kế hoạch Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước,ĐịnhNângcaonhậnthứcvàtráchnhiệmđảmbảoantoànthôngtinchotừngcánbộda banh truc tuyen phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm ATTT mạng giai đoạn 2021 – 2025 vừa ban hành.
Kế hoạch được xây dựng với mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp hiệu quả hơn, gắn kết, thúc đẩy cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử.
Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Đồng thời, triển khai các dịch vụ hành chính công ở mức độ 3, 4 và giảm dần số lần người dân phải đến cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục hành chính.
Kế hoạch xác định nhiều mục tiêu cụ thể trong việc ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan; phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển cơ sở hạ tầng, ứng dụng dịch vụ cũng như công tác đảm bảo ATTT trong 5 năm tới.
Cụ thể, 100% công chức, viên chức cơ quan Sở ứng dụng, khai thác có hiệu quả các hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh. 100% văn bản của Sở được trao đổi trên môi trường mạng. Hoàn thiện các hệ thống thông tin, CSDL dùng chung; kết nối, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử.
Sở TT&TT Nam Định đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, thực hiện các bước cải cách trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hướng đến sự hài lòng của người dân. Đồng thời, thực hiện đúng quy định về triển khai mô hình 4 lớp đáp ứng yêu cầu hệ thống CNTT đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống của cơ quan.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, Sở TT&TT tập trung vào 7 nhiệm vụ cụ thể. Theo đó, sẽ tiếp tục triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT; đẩy mạnh cải cách TTHC thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; xây dựng hệ thống TTHC đơn giản, công khai, minh bạch.
Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đảm bảo ứng dụng CNTT nội bộ và các giải pháp an toàn, an ninh hệ thống mạng; sử dụng chữ ký số trong hoạt động hành chính của cơ quan. Chú trọng phát triển hệ thống nền tảng cơ sở dữ liệu và các ứng dụng dịch vụ.
Về công tác bảo đảm an toàn thông tin, Sở sẽ xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan. Nâng cấp và duy trì hệ thống, bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp theo quy định.
Phối hợp với những đơn vị liên quan để rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ được quy định.
Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ cho an toàn thông tin, phòng chống mã độc. Phối hợp với các đơn vị chức năng thường xuyên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và đưa ra biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo hệ thống thông tin được thông suốt. Đồng thời, có biện pháp sao lưu dữ liệu dự phòng đảm bảo hoạt động liên tục của Sở.
Hàng năm, cử công chức chuyên trách về CNTT tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thông tin. Lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan thông qua cuộc họp giao ban. Qua đó, nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức và người lao động về trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin.
Kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; tham gia tích cực vào hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng. Tiếp tục quan tâm đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và cán bộ công chức về Chính phủ điện tử/Chính phủ số và an toàn thông tin mạng.
Để đạt được những mục tiêu đó, Sở TT&TT Nam Định đã thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp. Xây dựng và ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp thông qua các phần mềm dịch vụ công trực tuyến như: phần mềm một cửa điện tử, phần mềm cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Phát triển mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để cung cấp dịch vụ công như: mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội để thu hẹp khoảng cách giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, tạo sự liên kết chặt chẽ.
Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ. Nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào triển khai Chính phủ điện tử/ Chính phủ số. Có nhiều biện pháp để thu hút nguồn lực CNTT, bảo đảm an toàn thông tin mạng thông qua các hình thức và tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển Chính phủ điện tử/Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Theo lộ trình thực hiện, giai đoạn từ năm 2021 - 2022, Sở TT&TT Nam Định sẽ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật để triển khai ứng dụng CNTT nhằm phát triển Chính phủ điện tử/Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Giai đoạn từ năm 2023 - 2025, Sở sẽ hoàn thiện, nâng cấp dịch vụ công lên mức 4, cập nhật phần mềm tương tác theo hướng hiện đại hơn, phục vụ tốt hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp.
D.V
185 học viên sẽ tham gia 5 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ và phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGDC) của Công an Hậu Giang.