Vào tháng 7,ínhcủaUkrainekhiđộtkíchlãnhthổNgatrướcbầucửtổngthốngMỹ keobongda các quan chức NATO cho rằng Ukraine có thể phải đợi thêm một năm nữa trước khi tiến hành cuộc phản công mới chống lại Nga.
Chia sẻ với Business Insider, ông Daniel S. Hamilton, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Brookings, nhận định nguyên nhân khiến NATO đưa ra đánh giá trên là sự chậm trễ hỗ trợ từ phương Tây, mà đặc biệt là việc Quốc hội Mỹ chậm phê duyệt khoản viện trợ quân sự cho Ukraine.
Tuy nhiên, hôm 6/8, Ukraine đã bất ngờ phát động cuộc tấn công xuyên biên giới vào vùng Kursk của Nga, giữa lúc quân đội Nga mất cảnh giác tại khu vực này. Chiến dịch tấn công của Ukraine đã buộc Nga phải điều một số lực lượng từ Ukraine về bảo vệ Kursk.
Sau nhiều tháng Nga tấn công không ngừng, các lực lượng Kiev sẽ phải rút quân khỏi một số khu vực. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Ukraine vào Kursk sẽ là lời nhắc nhở kịp thời cho các đồng minh quốc tế rằng, kết quả của cuộc xung đột không thể đoán định trước.
Theo ông Hamilton, Ukraine nhận thức sâu sắc được điều này là đặc biệt quan trọng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Bởi nếu ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng, ông có thể sẽ cắt viện trợ quân sự cho Ukraine. Do đó, Kiev dường như đang cố gắng đặt mình vào vị trí tốt nhất có thể nếu phải tham gia đàm phán với Nga.
Nhà nghiên cứu cấp cao Jack Watling tại Viện Dịch vụ thống nhất Hoàng gia Anh cho rằng, “về mặt chính trị, mục đích của chiến dịch tấn công Kursk là tạo đòn bẩy trước các cuộc đàm phán có thể xảy ra”.
“Chính phủ Ukraine muốn đảm bảo nếu phải tham gia đàm phán, họ sẽ có những thứ mà Nga phải đánh đổi để có được sự nhượng bộ. Do đó, quân đội Ukraine phải chiếm và nắm giữ một phần đất lớn của Nga để phục vụ tiến trình đàm phán trong tương lai”, ông Watling nói thêm.
Còn theo ông Hamilton, chiến lược mới của Ukraine thể hiện khả năng tiến hành các hoạt động phức tạp liên quan đến hàng loạt khí tài quân sự, và củng cố vị thế trên chiến trường bằng cách cho thấy Kiev có thể chủ động định hình cuộc xung đột. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu Ukraine có thể duy trì hoạt động như này trong bao lâu.
Ông Hamilton cho hay khả năng duy trì động lực phụ thuộc vào việc tiếp tục bổ sung lực lượng, và điều này đối với Ukraine vẫn chưa chắc chắn. Song cuộc đột kích xuyên biên giới vào Kursk có thể khởi đầu cho một sự thay đổi trong chính sách của phương Tây liên quan tới các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga. Theo đó, một số thành viên NATO đã ra tín hiệu ủng hộ đối với động thái của Ukraine ở Kursk.
“Ukraine có quyền tự vệ được quy định trong luật pháp quốc tế. Điều này không chỉ giới hạn ở trong lãnh thổ của Ukraine”, Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh hồi đầu tháng 8.
Song theo bản đánh giá được công bố hôm 17/8 từ Viện Nghiên cứu chiến tranh, “còn quá sớm để đánh giá kết quả và tác động quan trọng từ hoạt động tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga” đối với toàn bộ cục diện xung đột Nga - Ukraine.
Mới đây, hãng tin NBC News dẫn lời một cố vấn cấp cao giấu tên trong chính phủ Ukraine, cho hay ý tưởng về một cuộc xâm nhập vào lãnh thổ Nga đã “được đưa lên bàn thảo luận của Kiev trong hơn một năm”. Quan chức Ukraine cho biết thêm, mục tiêu của chiến dịch đột kích là chuyển hướng chú ý của Nga khỏi các khu vực tiền tuyến mà đặc biệt ở Donbass, nơi các lực lượng Moscow đã tiến quân đều đặn từ đầu năm nay.
Hôm 17/8, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố kể từ khi tấn công vào vùng Kursk, Ukraine đã mất 3.160 binh sĩ và hàng trăm đơn vị khí tài quân sự bao gồm 44 xe tăng, 43 xe bọc thép, và 3 hệ thống phóng tên lửa đa nòng HIMARS do Mỹ sản xuất.