Nền tảng và chìa khóa cho thành công của nhiều đứa trẻ chính là sự giáo dục đúng đắn trong gia đình. Nếu trong quá trình dạy con,ẻcóbiểuhiệnnàychứngtỏchamẹnuôidạyconđúngcángười chơi celtic fc đứa trẻ có 5 biểu hiện này chứng tỏ cha mẹ đang nuôi dạy con đúng cách.
Có thể chịu trách nhiệm
Nhiều bậc cha mẹ khi con mắc lỗi thường có xu hướng bỏ qua vì cho rằng: "Con còn nhỏ không biết gì. Đợi con lớn lên chút nữa rồi dạy".
Nhưng thực tế, suy nghĩ sẽ thành hành động, hành động lặp lại nhiều lần sẽ thành thói quen. Một khi thói quen xấu được hình thành sẽ phải mất nhiều thời gian để thay đổi bằng một thói quen tốt.
Một đứa trẻ khi được dạy tính trách nhiệm, chúng sẽ thấy được nguyên nhân và hậu quả của hành vi. Với khả năng này, đứa trẻ sẽ không vội vàng làm bất cứ việc gì mà không nghĩ đến hậu quả. Chúng cũng sẽ biết cách cư xử đúng mức với những người xung quanh và không làm tổn thương tới bất kỳ ai.
Vì vậy, dạy con biết chịu trách nhiệm là việc cha mẹ cần làm ngay từ khi con còn nhỏ. Chẳng bao giờ là quá sớm để rèn tính kỷ luật cho trẻ. Những đứa trẻ có trách nhiệm khi lớn lên sẽ thành những người lớn có trách nhiệm.
Một đứa trẻ dám thừa nhận lỗi sai và biết sửa chữa chứng tỏ cha mẹ đang có hướng giáo dục con đúng đắn.
Có tính kỷ luật
Tính kỷ luật ở một đứa trẻ phải được cha mẹ rèn luyện từ nhỏ. Nếu một đứa trẻ biết dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc trong phòng; biết tắt đèn, phụ giúp cha mẹ công việc trong nhà; biết xin phép khi ra khỏi nhà và về đúng giờ,… chứng tỏ cha mẹ đang giáo dục con đúng đắn.
Việc rèn cho con tính kỷ luật là điều cần thiết. Tuy nhiên việc dạy con có tính kỷ luật không đồng nghĩa với việc đánh đòn hay trừng phạt. Thay vào đó, cha mẹ dạy trẻ biết “cam kết” với bản thân và với người lớn những công việc cần hoàn thành trong ngày, đúng giờ quy định. Lớn lên trẻ sẽ tự ý thức và biết cam kết với chính mình, tôn trọng mình và những người xung quanh.
Phần lớn trẻ con không có tính kỷ luật vì cha mẹ không có nhiều thời gian rèn luyện cho con, không quan tâm tới con và để mặc cho trẻ làm điều mình muốn. Trẻ không được rèn tính kỷ luật lúc nhỏ, lớn lên sẽ rất khó vào khuôn khổ. Chính vì điều đó, họ thiếu trách nhiệm về những gì mình được giao phó.
Có suy nghĩ của riêng mình
Cha mẹ giáo dục con tốt nhất là khi coi trẻ như một cá nhân độc lập, tôn trọng tính cách và sự phát triển của trẻ, cố gắng làm bạn với trẻ và lắng nghe những tâm tình của trẻ. Những cha mẹ có phương pháp giáo dục tốt thường có xu hướng không làm thay trẻ, không tước đi quyền suy nghĩ và làm chủ của con.
Nếu một đứa trẻ có ý tưởng riêng và dám làm những gì chúng thích, điều đó chứng tỏ cha mẹ đã thấu hiểu và tôn trọng sự phát triển cá nhân của con.
Trẻ tự nhiên bày tỏ cảm xúc
Nếu trẻ có thể tự nhiên bày tỏ cảm xúc buồn vui trước mặt cha mẹ chứng tỏ khoảng cách giữa cha mẹ và con cái lúc này thật gần gũi, thân thiết. Để có được điều này, cha mẹ đã phải trải qua một khoảng thời gian dài đồng hành cùng con, luôn lắng nghe và thấu hiểu tâm tình của con.
Đối với những đứa trẻ không giỏi thể hiện cảm xúc, cha mẹ có thể thể hiện tình yêu bằng ngôn ngữ cơ thể, ví dụ như vỗ vai hay ngồi yên lặng với trẻ. Cho dù không nói chuyện, trẻ cũng có thể cảm nhận được sự chăm sóc của cha mẹ. Sau một thời gian, đứa trẻ sẵn sàng nói chuyện, ngay cả khi không phải lúc buồn hay tâm trạng.
Khi gặp vấn đề, người đầu tiên trẻ tìm đến là cha mẹ
Khi trẻ gặp phải vấn đề khó hoặc bị tổn thương, nếu người đầu tiên chúng muốn chia sẻ là cha mẹ chứng tỏ mỗi quan hệ giữa cha mẹ và con cái rất gần gũi, mật thiết.
Nhưng điều đó không phải dễ dàng. Nó phụ thuộc rất nhiều vào cách giáo dục con cái của cha mẹ. Nhiều bậc phụ huynh thường không hài lòng và mắng phạt con khiến đứa trẻ trở nên mất bình tĩnh hay rụt rè trước mặt cha mẹ.
Thậm chí khi đứa trẻ gặp vấn đề, chúng tìm đến sự giúp đỡ từ cha mẹ nhưng cha mẹ một mực tỏ thái độ trách cứ. Điều này khiến trẻ nếu gặp chuyện tương tự, chúng sẽ tự chịu đựng một mình mà không muốn chia sẻ với cha mẹ.
Thực tế, sự yêu thương và chia sẻ chính là môi trường tốt nhất giúp trẻ phát triển lành mạnh. Do vậy, thay vì là những người luôn đưa ra “mệnh lệnh”, cha mẹ hãy trở thành người bạn đồng hành cùng con, sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu.
Thúy Nga
Để hiểu con, cha mẹ cần học cách lắng nghe và nói chuyện với con chân thành, cởi mở. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng làm được như vậy.