Với nhà báo Hồng Tuyến,ạcsĩPhạmTuyênvẫnminhmẫncóthểđọcbáoxemtiviởtuổtỷ lệ bóng món quà quý giá nhất bố dành cho chị, chính là những bài hát theo “đơn đặt hàng” của cô con gái út từ lúc học mẫu giáo đến khi là sinh viên đại học. Mỗi bài hát mang theo một câu chuyện phía sau, gắn bó cùng những kỷ niệm khó quên, với một người được ngợi khen có trí nhớ tốt như nhà báo Hồng Tuyến, những mảnh ghép quý giá ấy sẽ theo chị suốt cuộc đời.
Tại buổi giao lưu Trở về thời thơ ấu cùng Hồi ức tuổi thơ, nhà báo Hồng Tuyến đã trải lòng về bài hát yêu thích nhất của chị trong kho tàng nhạc thiếu nhi của người bố kính yêu.
“Với tôi, đây từng là một lựa chọn rất khó khăn, nhưng đến thời điểm hiện tại, tôi đã có thể gọi ra một cái tên trong số những bài ca nhỏ ấy, không chỉ xoay quanh cuộc sống của tôi, bài hát còn góp phần ảnh hưởng đến từng bước đi trong cuộc đời về sau, cả học hành cũng như định hướng nghề nghiệp. Đó chính là Nụ cười, một bài hát không phải do bố tôi sáng tác mà được ông chuyển ngữ thành lời Việt”, nữ nhà báo tâm sự.
Chị kể, những năm đầu khi Đài Truyền hình Trung ương (VTV) phát thử nghiệm những bộ phim hoạt hình của Liên Xô, vì phim không được dịch ra tiếng Việt nên cô bé Hồng Tuyến chỉ nghe thấy các nhân vật nói tiếng Nga “líu lo”, đặc biệt nhạc phim rất vui tươi. Tình cờ, khi ấy nhà chị lại có tờ họa báo Liên Xô, trong đó có bài hát Nụ cườiđã được dịch nghĩa cùng tranh minh họa bắt mắt, cô bé lớp 3 liền hồ hởi khoe ngay với bố về bộ phim và tờ họa báo.
“Thế là ông Tuyên chiều con gái, hì hụi chuyển lời Việt cho bài hát cực kỳ dễ thương ấy. Ngay sau đó, bài hát đã trở thành tiết mục của đội hợp xướng Sơn Ca, Đài Tiếng nói Việt Nam rồi nhanh chóng lan tỏa đi khắp nơi, được hát mãi”, chị Tuyến viết trong cuốn sách Hồi ức tuổi thơ - Bài hát lớn lên cùng con.
Chia sẻ với VietNamNet về tình trạng sức khỏe bố mình, chị cho biết, ở tuổi 93, tinh thần nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn minh mẫn, có thể đọc báo và xem tivi, tuy nhiên chứng phổi tắc nghẽn mãn tính khiến giọng nói của ông mỗi năm một yếu và đi lại có phần khó khăn, hàng ngày phải “làm bạn” với máy thở oxy và khí dung tại nhà. Hiện tại, ông sống cùng gia đình chị.
May mắn thay, vượt qua đại dịch Covid, cả nhà chị ai cũng dính virus, chỉ trừ nhạc sĩ vẫn bền bỉ âm tính. Những lúc ông định bước ra khỏi cửa phòng, người nhà được phen hoảng hốt tìm cách tránh xa, giục ông quay lại phòng.
Chị Tuyến nói thêm: “Trong khu cũng có mấy cụ trên 90 tuổi chưa tiêm và đã ra đi vì dịch bệnh. Thật may mắn khi gia đình tôi kịp thời cho ông tiêm 2 mũi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Vì tuổi đã cao, trước đó chúng tôi cũng lo ngại về những biến chứng sau tiêm, trộm vía ông vẫn mạnh khỏe”.
Khi được hỏi: “Chị có bao giờ dự định sẽ sáng tác những bài hát dành riêng cho bố”, nhà báo Hồng Tuyến xúc động bày tỏ:
“Từ thuở bé tới giờ, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc sáng tác nhạc cho bố, mặc dù được sống cùng những sáng tác của ông và được đi học đàn, song có lúc tôi nghĩ mình sẽ rẽ sang một hướng khác. Nếu nối nghiệp sáng tác, tôi không bao giờ vượt qua được ông, nên tôi chọn giữ gìn và bảo tồn ‘tài nguyên’ của bố Tuyên. Từ đó, tôi sẽ đào sâu vào kho tàng tác phẩm của ông, làm tiếp những công việc còn dang dở”.
Bài hát 'Nụ cười' - nhạc Nga, lời: nhạc sĩ Phạm Tuyên
'Hồi ức tuổi thơ' của con gái nhạc sĩ Phạm TuyênCuốn sách 'Hồi ức tuổi thơ' hé lộ những câu chuyện ít người được biết đằng sau mỗi giai điệu, lời ca trẻ thơ thân thuộc của nhạc sĩ Phạm Tuyên.