TheÔtôđiệnBYDbịhủybántạiNhậtBảndosửdụngchấtcấmgâyungthưbochum – freiburgo nguồn tin mới nhất từ Nikkei, Hino - công ty con của Toyota đã phải hủy bán lô 30 xe buýt điện Poncho Z EV được BYD sản xuất dưới dạng OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) sử dụng hóa chất độc hại bị cấm theo hướng dẫn của ngành công nghiệp Nhật Bản.
Hino cho biết kế hoạch ban đầu của hãng là sẽ cho ra mắt mẫu xe điện này vào đầu năm 2022 nhưng đã phải trì hoãn lại đến quý 1 năm nay do các vấn đề về chất lượng. Hãng đã đàm phán với BYD để loại bỏ hóa chất độc hại này khỏi những chiếc xe điện nhưng hai bên đã không đạt được giải pháp nào.
Phía BYD cho rằng xe buýt điện dành cho thị trường Nhật Bản đã đáp ứng được tất cả các quy định về luật và tiêu chuẩn bắt buộc của nước này nhưng khi được hỏi về việc sử dụng crôm hóa trị 6 (Chromium-6), công ty của Trung Quốc đã từ chối bình luận.
Chromium-6 đã từng được sử dụng rộng rãi trong các bộ phận ô tô và các lĩnh vực khác trong sản xuất nhờ khả năng chống ăn mòn và các đặc tính chuyên biệt của nó. Nhưng nó được coi là rất độc hại và là chất gây nguy cơ ung thư.
Mặc dù không có luật nào ở Nhật Bản cấm sử dụng chất này, nhưng nó nằm trong danh sách các chất bị cấm tự nguyện bởi Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA) từ năm 2008. Liên minh châu Âu cũng đã cấm sử dụng Chromium-6 trong các mẫu xe du lịch.
Hiệp hội các nhà nhập khẩu ô tô Nhật Bản cho biết các loại phương tiện nhập khẩu từ các nhà sản xuất ô tô ở châu Âu, Mỹ và Hàn Quốc phải đảm bảo không sử dụng chất hóa học Chromium-6. Năm 2017, một đơn vị kinh doanh xe máy của Nhật đã phải thu hồi các bộ phận khi chất cấm Chromium-6 được tìm thấy trong lô xe máy nhập khẩu.
Sau sự vụ này, các công ty xe buýt của Nhật Bản cũng đã có những hành động thay đổi kế hoạch của họ. Công ty Seibu Bus, tỉnh Saitama đã hủy một sự kiện báo chí giới thiệu xe buýt điện của BYD vào thứ tư tuần trước để xem xét các vấn đề liên quan vì đây là lần đầu tiên họ vận hành xe của BYD.
Keihan Bus có trụ sở tại Kyoto đã mua 4 chiếc xe buýt điện BYD cũng cho biết: "Chúng tôi đang cân nhắc mua một chiếc xe buýt EV của một nhà cung cấp khác vào năm tài chính 2023."
Theo giới chức Nhật Bản, xe buýt điện của BYD đã trở nên phổ biến tại đây với 80 xe đã được sử dụng. Thị phần của BYD trên thị trường xe buýt điện Nhật Bản hiện đã chiếm tới 70%.
Ngô Minh (theo Nikkei)
Bạn có bình luận thế nào về hãng xe BYD? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hãng xe điện Trung Quốc BYD muốn chiếm ngôi vương số 1 thế giới của TeslaBYD - nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang mở rộng hoạt động ra nước ngoài, đặt mục tiêu doanh số bán hàng cho năm 2023 có thể vượt qua đối thủ Tesla của Mỹ.