Gameshow số 8 của Giải thưởng Chim Xanh kết thúc,ổnghợpGameshowsốcủaGiảithưởngChimXanh–JVevermindgửitráitimvềSaoHỏkêt qua bong da cup c1 hoàn thiện sứ mệnh mang 50 game mobile xuất sắc nhất cuộc thi đến với khán giả. 7 tựa game trong chương trình mang 7 màu sắc khác lạ, đa dạng từ gameplay đến chất lượng đồ họa, âm thanh trong game. Đặc biệt, vào số này, Giám khảo JVevermind đã quyết định gửi trọn sự yêu quý của mình cho một casual game với đồ họa dễ thương và trao cho game đó 1 suất đi thẳng vào TOP 10 – Bán kết của Giải thưởng Chim Xanh
Thuộc thể loại game thông thường (casual game – infinity run), Thần đồng đất Việt sẽ dễ dàng làm người chơi liên tưởng đến huyền thoại Temple Run từng làm mưa làm gió trong cộng đồng game vài năm trước. Cách chơi về cơ bản là tương tự như Temple Run, người chơi sử dụng động tác vuốt trái phải lên xuống và cảm biến lắc trái phải để đưa nhân vật đi xa nhất có thể. Tuy cách chơi có phần quen thuộc, nhưng đồ họa 3D với nhân vật trung tâm là Trạng Tí trong bộ truyện tranh cùng tên và các chướng ngại vật cũng như cảnh quan trên đường chạy hết sức Việt Nam (như đống rơm, con trâu, hàng rào…), Thần đồng đất Việt vẫn nhận được sự đánh giá tích cực từ phía ban giám khảo với 2 biểu tượng Chim thích.
Sau làn sóng Flap bird của Nguyễn Hà Đông, có vẻ như thể loại game thông thường (casual game – infinity run) càng ngày càng được ưa chuộng. Không khó để nhìn ra điều đó khi mà trong top 50 game của Giải thưởng Chim Xanh năm nay, có đến gần nửa là game thuộc thể loại này. Cuộc đua kỳ thú – Twin ball tuy mang cái tên Twin (nghĩa là Sinh đôi) nhưng lại gây bất ngờ cho người chơi ngay từ khi bắt đầu với tận 3 quả bóng khác màu. Người chơi sẽ có nhiệm vụ điều khiển 3 quả bóng vượt qua các chướng ngại vật trên đường bằng cách chạm vào màn hình để ăn được ít nhất 1 quả bóng cùng màu với 1 trong 3 “nhân vật” chính đồng thời phải nhảy vượt qua chướng ngại vật. Mặc dù đồ họa vẫn còn khá đơn giản, nhưng cách chơi mới lạ được giám khảo JVevermind đánh giá là “rất muốn chơi đi chơi lại”, Cuộc đua kỳ thú đã xuất sắc nhận được sự yêu thích của 2 vị giám khảo nam của chương trình với 2 Chim thích.
Huyền thoại Road Fighter Nes một thời lừng lẫy đã được hồi sinh trong Giải thưởng Chim Xanh 2015. Đó chính là cảm giác của ban giám khảo và người xem chương trình khi Đường đua huyền thoại được tác giả Đoàn Xuân Cảnh giới thiệu trong phần thuyết trình 1 phút 30 giây của mình trong gameshow số 8 của Giải thưởng Chim Xanh. Được lấy cảm hứng từ game Road Fighter, Đường đua huyền thoại đã được tác giả cải tiến thêm một số tính năng “chiến đấu” cho chiếc xe đua, điều mà tác giả tin là sẽ làm hấp dẫn với người chơi hơn. Tuy nhiên, với đồ họa và gameplay gần như giống hệt với người tiền nhiệm, Đường đua huyền thoại gần như gây thất vọng với ban giám khảo với cả 3 biểu tượng Chim chưa thích.
Đúng như tên gọi, Kỹ năng thoát hiểm cho bé là game được nhà phát triển hướng đến đối tượng trẻ em – đối tượng mà không nhiều người nghĩ đến khi phát triển game. Bản thân game khi bật lên như là một bộ phim hoạt hình nhưng lại mang tính giáo dục cao, từ những tình huống được đặt ra đến lời dặn dò của mẹ với con trai “không được mở cửa cho người lạ” hay những lời khuyên răn của nhân vật “cô tiên” khi các bé lựa chọn phương án chưa đúng với câu hỏi. Tất cả, từ đồ họa đến nội dung, từ nhân vật đến âm thanh, từ câu hỏi tình huống đến những lời phân tích hợp tình hợp lý của nhân vật thứ 3 chính là sự tổng hòa tuyệt vời nhất tạo nên một trò chơi thực sự rất phù hợp với các bé và bố mẹ - những bậc phụ huynh vốn còn nhiều định kiến với game. Kỹ năng thoát hiểm cho bé đã xuất sắc dành được cả 3 Chim thích từ phía ban giám khảo sau khi giám khảo JVevermind thừa nhận “Không có lí do gì để em không thích game này cả”.
Cũng với tiêu chí chơi nhân lúc rảnh rỗi, Rơi cùng Miao tuy là một game đơn giản nhưng lại có thể ngốn rất nhiều thời gian của người chơi khi đánh đúng tâm lý muốn vượt qua chính mình. Lấy ý tưởng từ nhân vật có thật – chú mèo của một thành viên trong team, nhóm Microlink đã cho ra đời trò chơi Rơi cùng Miao với cách chơi chỉ đơn giản là giữ cho chú mèo an toàn trên cả chặng đường nhảy cầu của mình bằng cách điều khiển chú mèo Miao sang trái hay phải để tránh các chướng ngại vật. Giám khảo Tú Anh hào hứng “em cứ tưởng anh làm riêng game này cho em cơ” sau khi chia sẻ rằng cô thấy mình và chú mèo Miao có rất nhiều điểm chung. Với đồ họa dễ thương và gameplay vừa đủ độ khó, Rơi cùng Miao nhận được cả 3 Chim thích từ phía ban giám khảo.
Lần đầu tiên trong chuỗi gameshow Giải thưởng Chim Xanh, có một game khiến Giám khảo JVevermind không ngớt lời khen ngợi và dành tặng Chim Yêu duy nhất, trao quyền đi thẳng vào TOP 10, đó chính là Mars Maker. Tưởng tượng bạn là một thế lực vô cùng mạnh, có thể xây dựng riêng một hành tinh cho mình – như Sao Hỏa chẳng hạn, có thể xây nhà, trồng cây trên hành tinh của mình. Nhưng hành tinh ấy, lại không đơn giản chỉ quay theo một chiều, mà khá “trái khoáy”, dẫn đến những pha Xây dựng Sao Hỏa dở khóc dở cười. Cây trồng, nhà cửa đều có sẵn, người chơi chỉ cần canh chừng đúng lúc, nhấn vào màn hình để thả cây và nhà xuống mảnh đất Sao Hỏa vắng vẻ. Đồ họa dễ thương, lối chơi thông minh đơn giản, gần như ngay lập tức, Mars Maker đã chiếm trọn trái tim của vị giám khảo khó tính JVevermind và nhận được Chim Yêu may mắn.
Là một trong số ít những đội chơi có nhiều hơn 1 game trong TOP 50 Bluebird Award năm nay, Zenym Studio mang đến 2 tựa game. So với Ultra Drift – Nhịp điệu tốc độ, Những viên đá cổ dễ chơi hơn rất nhiều vì là một tựa game match-three. Tuy nhiên chính sự đầu tư kỹ lưỡng chau chuốt của game trong vòng 9 tháng, về đồ họa, câu chuyện trong game đã ghi điểm với tất cả Ban giám khảo. Rune Mania giành được 3 Chim Thích cũng như ghi điểm với nhiều khán giả tại trường quay.
Trước chương trình GALA Bán kết TOP 10 sẽ vẫn còn 2 gameshow số 9 và 10 để tổng hợp lại toàn bộ 50 game. Những điểm thú vị hay những điều cần cải thiện của mỗi game sẽ được phân tích và nhắc lại với toàn bộ người xem, trước khi chính chúng ta góp phần lựa chọn ra 10 game xuất sắc nhất của Chương trình.
Bảo Việt