Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Thể thao >Cuối năm, doanh nghiệp có hào hứng vay vốn?_kq sao paulo

Cuối năm, doanh nghiệp có hào hứng vay vốn?_kq sao paulo

2025-01-19 10:14:42 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Cúp C1 View:944lượt xem

Doanh nghiệp tìm ngân hàng có lãi suất thấp

Ông Trần Việt Anh,ốinămdoanhnghiệpcóhàohứngvayvốkq sao paulo Chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP Thủ Đức, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty Nam Thái Sơn, chia sẻ các doanh nghiệp đang tìm ngân hàng có mức lãi suất thấp.

"Các doanh nghiệp rất thận trọng trong việc vay vốn, chỉ muốn tiền khách hàng trả về và tái đầu tư, không muốn vay thêm vì lo ngại sẽ tăng chi phí. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ổn định sẽ không muốn vay thêm vốn mà muốn giảm nợ, các đơn vị này đang tìm các ngân hàng có chính sách ưu đãi để tiếp cận vốn", ông nói.

Ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico), cho biết thời gian qua doanh nghiệp của ông không quá khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn lưu động, vốn đầu tư tài sản cố định cũng không gặp quá nhiều khó khăn.

Để có thể tiếp cận được nguồn vốn, trước hết bản thân doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả, đây cũng là cơ sở để ngân hàng xem xét hỗ trợ cho vay vốn.

Riêng với ngành lương thực, thực phẩm, giai đoạn cuối năm là cơ hội tốt để các doanh nghiệp nắm bắt. Các doanh nghiệp nên chủ động tìm nguồn vốn vay phù hợp, từ đó làm nguồn lực sản xuất hàng hóa phục vụ mùa lễ, Tết.

"Lãi suất cho vay hiện nay ở mức 5,8-6,5%/năm là khá thấp so với nhiều năm qua và rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành tiếp cận các nguồn vốn rẻ, đáp ứng mùa cao điểm kinh doanh cuối năm. Nguồn vốn trung dài hạn để doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định cũng không gặp quá nhiều khó khăn," ông Hiến chia sẻ.

Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tác động đến lãi suất cho vay

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, thời gian qua, lãi suất cho vay đã có xu hướng giảm sâu. Năm 2023, lãi suất giảm hơn 2,5%/năm và tính đến 20/10 tiếp tục giảm 0,76%/năm so với cuối năm 2023. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân với lĩnh vực ưu tiên là 3,7%/ năm, lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 6,5%/năm.

Tuy nhiên, trong khi một số doanh nghiệp xuất khẩu có đơn hàng, được cấp hạn mức vay từ 3-6 tháng có thể dễ dàng tiếp cận được vốn vay ngắn hạn với lãi suất dưới 6%/năm, thì một số doanh nghiệp khác lại cho biết khó tiếp cận được các mức lãi suất ưu tiên này.

Cuối năm, doanh nghiệp có hào hứng vay vốn? - 1

Sóng tăng lãi suất tiết kiệm lan rộng cuối năm, có thể kéo lãi vay tăng (Ảnh: Mạnh Quân).

Giải đáp thắc mắc này của doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, cho biết đây quy định về tiếp cận vốn lãi suất ưu đãi đã có, theo đó doanh nghiệp phải đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn theo xét thẩm định của ngân hàng.

Trong xu hướng lãi suất huy động được các ngân hàng liên tiếp điều chỉnh, thậm chí trong những ngày căng thẳng tỷ giá của đầu tháng 11 có thời điểm lãi suất liên ngân hàng vượt 6,2%/năm, việc giữ mặt bằng lãi vay thấp được đánh giá là nỗ lực tích cực của các ngân hàng.

Quang Nhật, nhân viên tín dụng mảng doanh nghiệp của ngân hàng tư nhân có trụ sở tại Hà Nội, nói mức lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp sẽ được đưa ra khi ngân hàng xem xét, đánh giá các yếu tố từ thị trường, trong đó chủ yếu là chính sách Nhà nước và tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế.

Mức lãi suất cho vay doanh nghiệp cao hay thấp cũng phụ thuộc vào chính nhu cầu vay vốn và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

"Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp cũng tác động đến lãi suất cho vay. Khi nhu cầu vay vốn tăng cao, nguồn cung vốn của ngân hàng có thể bị hạn chế, dẫn đến việc điều chỉnh lãi suất tăng lên để đảm bảo cân bằng thị trường", Quang Nhật nói.

"Các gói vay có lãi suất tốt thường được ưu tiên cho các doanh nghiệp có khả năng tài chính ổn định với tài sản đảm bảo. Bởi đây là yếu tố quan trọng thể hiện khả năng trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp", Quang Nhật cho biết thêm.

Cũng theo nhân viên này, lãi suất cho vay doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố vĩ mô, nhu cầu vay vốn và khả năng tài chính của doanh nghiệp mà còn biến động theo chính sách riêng của từng ngân hàng. Bởi mỗi ngân hàng có định hướng kinh doanh riêng, tập trung vào phân khúc khách hàng, ngành nghề cụ thể. Chính sách lãi suất cho vay sẽ được điều chỉnh phù hợp để thu hút nhóm khách hàng mục tiêu và tối ưu hóa lợi nhuận.

Anh nêu, nguồn vốn của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến lãi suất cho vay. Ngân hàng có nguồn vốn dồi dào, chi phí huy động vốn thấp thường có xu hướng cho vay với lãi suất thấp hơn. Tùy theo từng thời điểm, ngân hàng cũng có thể điều chỉnh lãi suất cho vay để đảm bảo cân bằng cung cầu vốn và quản lý rủi ro hiệu quả.

"Mỗi ngân hàng thường cung cấp nhiều gói vay và sản phẩm cho vay với mức lãi suất, điều kiện vay, thời hạn vay, tài sản đảm bảo khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các gói vay, so sánh lãi suất, điều kiện vay và lựa chọn gói vay phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng tài chính của mình", Quang Nhật nhấn mạnh.

Cuối năm, doanh nghiệp có hào hứng vay vốn? - 2

Các ngân hàng vẫn tiếp tục nối dài đà tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm (Ảnh: Tiến Tuấn).

Lưu ý khả năng lãi vay sẽ tăng tiếp

Thời gian vừa rồi, lãi suất đầu vào liên tục tăng. Chỉ từ đầu tháng 12, các ngân hàng vẫn tiếp tục nối dài đà tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Không ít ngân hàng chấp nhận chi trả mức lãi suất trên 6%/năm ở các kỳ hạn dài.

Trao đổi với phóng viênDân trí, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa nhận định thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để phục vụ cho nhu cầu mua sắm đợt cuối năm và Tết Nguyên đán nên nhu cầu về vốn sẽ tăng lên. Đó là lý do các ngân hàng cũng sẽ đẩy mạnh huy động để đáp ứng nguồn tiền cho vay ra này.

"Lãi suất huy động tăng có thể kéo theo lãi suất cho vay tăng", ông Nghĩa nói và lưu ý áp lực thanh khoản tại các ngân hàng đang hiện hữu khi tăng trưởng tín dụng giai đoạn cuối năm thường cao hơn giai đoạn trong năm.

Ông dự đoán lãi vay sẽ tăng tiếp nhưng ở mức thấp chứ không quá mạnh để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về việc giảm mặt bằng lãi vay, hỗ trợ doanh nghiệp.

Mới đây, Thủ tướng cũng đã có công điện gửi Ngân hàng Nhà nước về giải pháp điều hành tín dụng.

Người đứng đầu Chính phủ nhận định, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, xung đột quân sự kéo dài ở một số khu vực, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, không đồng đều, thiếu vững chắc, thiên tai, biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia.

Trong nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3, việc tiếp cận tín dụng còn khó khăn, nợ xấu của ngân hàng tăng.

Trong bối cảnh này, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát tình hình quốc tế, có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả.

Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức 15%. Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tiếp tục thực hiện hiệu quả và mạnh mẽ hơn các giải pháp trong thẩm quyền để giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Tín dụng cần tập trung vào khối sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, các ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Ngân hàng Nhà nước cũng được giao giám sát chặt việc cấp tín dụng, việc minh bạch lãi suất của các tổ chức tín dụng và có giải pháp kịp thời xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

Thủ tướng nhắc Ngân hàng Nhà nước quyết liệt thực hiện các giải pháp điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, điều hành thị trường mở, lượng tiền cung ứng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay... để cung ứng vốn cho nền kinh tế với chi phí hợp lý. Việc đưa tiền ra và hút tiền về cần nhịp nhàng, hợp lý, không giật cục và tạo áp lực thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.

Tác Giả:Cúp C1
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái