Nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ giúp huyện Bàu Bàng tăng tốc phát triển,ồnnhânlựcYêucầutấtyếuđểBàuBàngpháttriể0-0.5 sớm trở thành trung tâm công nghiệp - đô thị tỉnh. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Là huyện mới thành lập, nên ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng bộ huyện Bàu Bàng đã nhận thức rõ những khó khăn trong nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức. Vì vậy, ngay sau đại hội, Huyện ủy Bàu Bàng đã đề ra định hướng xây dựng phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng trong tình hình mới. Cụ thể, Huyện ủy Bàu Bàng đã xây dựng Chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý huyện Bàu Bàng giai đoạn 2016-2020.
Ông Nguyễn Hữu Chí, Bí thư Huyện ủy Bàu Bàng, cho biết mục đích của chương trình là thực hiện tốt chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ, thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tạo sự chủ động trong công tác quy hoạch cán bộ, bảo đảm tính kế thừa và sự chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng trong công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có trí tuệ, kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn. Chương trình cũng hướng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đạt chuẩn, có phẩm chất đạo đức, có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành; chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có ý thức phấn đấu vươn lên, từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đến nay, chương trình đã đạt nhiều kết quả nổi bật, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Chí cũng nhìn nhận: “Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng, có bằng cấp, chứng chỉ còn hạn chế và công tác đào tạo nguồn nhân lực của huyện còn nhiều khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của huyện Bàu Bàng thời gian qua. Vì vậy, trong giai đoạn 2020- 2025, Huyện ủy Bàu Bàng cần có thêm nhiều giải pháp khả thi hơn”.
Ông Nguyễn Hữu Chí cho biết giải pháp đầu tiên, tiền đề quan trọng cho sự nghiệp xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của huyện Bàu Bàng là nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cùng các tầng lớp nhân dân về bản chất, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện. Bởi khi có nhận thức đúng đắn mới chuyển hóa thành hành động đúng đắn. Huyện cũng sẽ đặc biệt quan tâm, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với sự nghiệp phát triển của địa phương.
Thực tế hiện nay, người lao động chỉ thực sự có cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc khi có một nghề vững vàng trong tay và gắn bó với nghề đó lâu dài. Nếu không nhận thức được điều này, sẽ có một bộ phận các tầng lớp nhân dân, nguồn nhân lực phải sống trong điều kiện nay đây mai đó, làm thuê, làm mướn. Điều này cũng sẽ gây cản trở đối với sự phát triển của địa phương... Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng để có nguồn nhân lượng đáp ứng cả về chất lượng và số lượng; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức nghề nghiệp trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thế hệ trẻ để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới
Tin rằng, với chủ trương đúng đắn về phát triển nguồn nhân lực, huyện Bàu Bàng chắc chắn sẽ tìm ra các giải pháp để xây dựng được nguồn nhân lực, tạo ra những bước chuyển cả về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện thời gian sắp tới.
Nguồn nhân lực của huyện Bàu Bàng hiện nay được xác định bao gồm đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống chính trị; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp...; các tầng lớp lao động và học sinh, sinh viên. Trong đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống chính trị; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp... giữ vai trò quyết định, nòng cốt và trực tiếp tác động đến chất lượng, tiến độ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện. Các tầng lớp lao động và học sinh, sinh viên giữ vai trò quan trọng, gián tiếp.