- Hiện nay có gần 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống,ệtNamdễhiểuđểcạnhtranhtiếngAnhtiếngĐứtrực tiếp bóng đá newcastle hôm nay lao động, học tập tại 102 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Số lượng người Việt thế hệ thứ hai, thứ ba, và đã có cả thế hệ người Việt thứ tư, ngày càng nhiều.
Cạnh tranh với tiếng Anh, tiếng Đức…
Khó khăn mà những người làm công tác giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài gặp phải, đó là nhiều người Việt không cho việc học tiếng Việt là cấp thiết.
Cô Nguyễn Thị Loan, một trong những giáo viên Tiếng Việt về tham dự lớp bồi dưỡng trình độ sư phạm dạy Tiếng Việt (được tổ chức từ ngày 24/9), cho biết cô là giáo viên Tiếng Việt duy nhất tại thành phố Karlovy Vary (Cộng hòa Czech), đã dạy Tiếng Việt được 4 năm.
Với 11 năm dạy môn văn bậc THCS tại Việt Nam trước khi sang Czech, thì với cô Loan, khó khăn không phải ở giáo trình hay phương pháp giảng dạy, mà là từ sự nhiệt tình học tập của học sinh.
“Học sinh ở đây từ 6 – 20 tuổi. Các em đi học hầu hết là do bố mẹ yêu cầu. Vì vậy, thường các em chỉ học một vài tháng. Em học lâu nhất chỉ khoảng 2,5 năm. Các em thường chỉ học biết đọc, biết viết đơn giản rồi thôi. Thậm chí, có những gia đình, đặc biệt là gia đình con lai, chỉ gửi con học một thời gian trước khi cho con về Việt Nam chơi, sao cho con biết vài câu chào ông bà, cô bác”.
Một lớp học tại Trung tâm dạy tiếng Việt ở Prague-Cộng hòa Séc |
Ông Nguyễn Văn Thái (đại biểu từ Ba Lan), cho biết tại Ba Lan trường tiếng Việt đầu tiên được sáng lập từ năm 1999 ở thủ đô Warszawa.
Hiện nay, tổng số học sinh hàng năm có khoảng gần 200 với lứa tuổi từ 5 – 14, được chia thành 15 lớp. “Việc cho con em mình học tiếng Việt là không bắt buộc, hoàn toàn do sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Đa số phụ huynh rất bận rộn với công việc làm ăn, phần nữa cũng do chưa nhận thức đầy đủ được sự cần thiết của việc học Tiếng Việt nên một số lượng lớn con em trong cộng đồng, tuy không biết Tiếng Việt nhưng cũng chưa được đến trường học.
Ông Nguyễn Văn Thái cũng nhận xét rằng “Những rào cản lớn nhất ngăn trở hoạt động dạy Tiếng Việt cho con em người Việt ở Ba Lan cũng như các nước khác là tạo động lực học. Làm sao để trẻ muốn học và thích học? Có muốn, có thích, có nhu cầu cá nhân thực sự thì việc học mới có hiệu quả và thành quả giữ được lâu dài.
Câu hỏi đặt ra là, phải chỉ được cho trẻ vì sao phải học? Có nhất thiết phải học Tiếng Việt không khi chúng cảm thấy đầy đủ và thoải mái trong môi trường ngôn ngữ khác? Trẻ cần gì chứ không phải những người lớn cần gì? – Đây chính là bài toán khó cho câu chuyện Tiếng Việt ở Ba Lan”.
Còn ông Lê Vũ (đại biểu từ Hoa Kỳ), cũng nhìn nhận: “Với tinh thần tự do và thực dụng ở Mỹ, một số phụ huynh gốc Việt suy nghĩ và đi đến một quyết định không cần cho con trẻ học Tiếng Việt, với lý do Tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ thương mại quan trọng trên thế giới. Nếu học chỉ để nói chuyện với bố mẹ, thì bố mẹ ngày nay cũng có thể trao đổi tốt với con cái bằng tiếng Anh rồi. Còn nếu muốn học thêm một ngôn ngữ có giá trị đa văn hóa, thì nên học thêm tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Tây Ban Nha, vừa có thêm giá trị thực dụng trên thị trường nhân dụng ở Mỹ.
Cho nên, trả lời thỏa đáng câu hỏi “tại sao cần phải bảo tồn văn hóa và tiếng Việt ở Mỹ” một cách thuyết phục là cần thiết trước khi đẩy mạnh nỗ lực về vấn đề này”.
Cần phải có “Việt Nam dễ hiểu”
Hiện nay có hai chương trình dạy Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài được Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn, thẩm định và phê duyệt Đó là Chương trình dạy Tiếng Việt cho thanh, thiếu niên (Tiếng Việt vui) và Chương trình dạy Tiếng Việt cho người lớn (Quê Việt).
Bên cạnh những nỗ lực tăng cường về giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy, thì một “đường” nữa đưa Tiếng Việt đến với người Việt ở nước ngoài nữa là các phương tiện truyền thông.
“Muốn Tiếng Việt, văn hóa Việt đến được với người Việt ở nước ngoài thì bản thân truyền thông phải tạo được uy tín và sự lan tỏa trong cộng đồng” – ông Hoàng Hướng, Đài Tiếng nói Việt Nam nhấn mạnh.
Trước câu hỏi “Sự kết nối truyền thông trong nước và nước ngoài có liên quan gì đến việc giữ gìn Tiếng Việt?”, ông Hoàng Hướng cho rằng:
“Nguồn cung cấp thông tin trong nước chủ yếu qua truyền thông. Nếu các cơ quan báo chí cộng đồng cập nhật được nhiều thông tin trong nước qua việc hợp tác song phương, đa phương sẽ tạo được uy tín đối với cộng đồng. Từ đó tạo ra một không gian Tiếng Việt chân thực, trong lành cho cộng đồng. Qua sự hợp tác ấy, báo chí trong nước cũng có được nguồn tin thời sự liên quan đến cộng đồng ở nước ngoài. Khi những “liên minh” truyền thông tạo được uy tín đối với khán, thính giả, chúng ta sẽ tạo ra được nhiều cơ hội quảng bá các chương trình dạy Tiếng Việt thông qua các phương tiện có sẵn của mình”.
Cũng theo ông Hướng, một thế mạnh nữa mà truyền thông trong và ngoài nước đã bỏ qua là tại sao không kết hợp với các cơ quan đại diện tổ chức các chương trình, sự kiện liên quan đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và Tiếng Việt. Ví dụ tổ chức các cuộc thi hát dân ca, thi viết chữ đẹp, thi tìm hiểu văn hóa dân tộc…
Ông Nguyễn Thế Kỷ, phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhìn nhận, việc dạy và học Tiếng Việt cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong những năm gần đây đang là một vấn đề quan trọng, cấp thiết, đòi hỏi phải có sự nỗ lực ít nhất là hai phía: Bản thân cộng đồng người học và Sự quan tâm, hỗ trợ từ trong nước. “Báo chí phải vừa là người tuyên truyền, nêu tấm gương vè giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt nói chung, vừa phải đẩy mạnh tuyên truyền việc dạy và học Tiếng Việt cho đồng bào ta đang sinh sống, học tập, lao động ở nước ngoài”.
Trở về từ Pháp, bà Nguyễn Thanh Hằng, báo Đoàn kết, Hội người Việt Nam tại Pháp chuyển một số đề nghị của Ban giáo viên hội người Việt Nam tại Pháp tới báo chí và truyền thông trong nước. “Thứ nhất báo chí cần viết đúng chính tả, ngữ pháp. Hiện nay chúng tôi thấy trên báo rất nhiều lỗi chính tả, đặc biệt lỗi dấu ngã (˜) và dấu hỏi ( ̉).
Báo chí trong nước cũng cần đưa nhiều tin chất lượng, nội dung súc tích hơn. Nhiều bài báo chúng tôi đem cho những người có kiến thức, có vốn Tiếng Việt khá sõi đọc, mà họ bảo là dài dòng, đọc không hiểu gì. Và nên tăng cường các bản tin song ngữ”. Bên cạnh đó, theo bà Hằng, “Pháp đã có cuốn “Nước Pháp dễ hiểu”. Nếu Việt Nam biên soạn được một cuốn như “Việt Nam dễ hiểu” - với những câu đơn, giải thích văn hóa, lịch sử Việt Nam, in song ngữ càng tốt - thì việc phổ biến Tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài sẽ ngày càng thuận lợi hơn”.
Hội thảo “Báo chí với việc nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” do Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức ngày 22.10. Hội thảo quy tụ những gương mặt tiêu biểu của các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí của người Việt ở nước ngoài, các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, đại diện các cơ quan văn hóa, truyền thông, giáo dục trong nước để trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc nâng cao hiệu quả dạy và học Tiếng Việt, góp phần duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. |