LTS: Ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM,áyxếphàngđổxăngcũngcầnlắmsựvănminhtinhtếbảng xếp hạng bóng đá nữ australia trong khi các phương tiện ô tô, xe máy hằng năm tăng khoảng 10-15% thì số lượng trạm xăng dầu lại gần như không tăng thêm. Thậm chí, nhiều cây xăng tại trung tâm thành phố còn bị xoá sổ do không đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc mặt bằng đã được bố trí cho mục đích khác.
Thời gian gần đây, việc mang xe đi xếp hàng đổ xăng trở nên 'nóng' không khác gì chuyện tắc đường giờ cao điểm. Ai cũng muốn nhanh đến lượt của mình cho được việc, thế nhưng không phải ai đi xe cũng có được cách ứng xử văn minh và đúng mực khi đến các trạm xăng.
Dưới đây là chia sẻ của anh Trịnh Thanh Tùng (quận Hà Đông, Hà Nội) thể hiện quan điểm về vấn đề này:
Giống như số đông người dân ở Hà Nội, tôi sử dụng xe máy để đi làm và đưa đón con hằng ngày. Chiếc Honda Airblade tôi đang sử dụng cứ khoảng 5-6 ngày lại "ngốn" hết của tôi 1 bình xăng. Với tần suất như vậy, tôi thường chủ động căn và đổ ở trạm xăng gần nhà, cũng tiện đường đi làm và đưa đón con.
Mang xe đi mua xăng tưởng là việc chẳng có gì phức tạp, thế mà cũng lắm chuyện để kể. Cây xăng gần nhà tôi khá rộng rãi nhưng thường xuyên xảy ra tình trạng "kẹt xe", thậm chí nhiều xe máy phải xếp hàng từ ngoài đường. 5-6 trụ bơm dành riêng cho xe máy hoạt động hết công suất mà nhiều hôm tôi phải chờ đến 15 phút mới đến lượt.
Có vào cây xăng mới thấy, lắm người rất thiếu ý thức, không chịu xếp hàng mà sẵn sàng ngoi lên rồi chen ngang. Gặp người nhường nhịn hoặc "không thèm chấp" thì không sao, nhưng gặp những người bộc trực lại lời qua tiếng lại, sinh ra cãi vã. Thậm chí, tôi từng thấy có 2 thanh niên lao vào xô xát chỉ vì 1 người chen ngang khi đổ xăng.
Tôi thật không hiểu, nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng giờ ngồi uống trà đá "chém gió" với những chuyện không đâu vào đâu, thế mà xếp hàng chờ đổ xăng vài phút cũng tỏ ra không chịu nổi.
Hay có những chị bịt kín từ đầu đến chân như “ninja”, xếp hàng mãi không làm gì, khi đến đến cột bơm xăng mới bắt đầu bỏ kính, bỏ mũ, lấy chìa khoá mở nắp bình xăng. Xong xuôi chị lại mở cốp, lấy tiền trả cho nhân viên, cất tiền thừa cẩn thận vào ví, đóng cốp xe, đóng nắp bình xăng, xếp gọn đồ đạc, đeo kính, đội mũ,... rồi mới ngồi lên xe di chuyển, mặc kệ dòng người phía sau đang "dài cổ" chờ.
Sốt ruột nhất là nhiều cô cậu mua xăng nhưng thanh toán bằng thẻ ngân hàng. Nhân viên cây xăng gặp những khách thế này cũng ngán ngẩm ra mặt, nhưng vẫn phải phục vụ vì một lần đổ xăng cho những người này có thể bằng 2-3 người khác.
Thanh toán bằng thẻ, gặp lúc thuận lợi thì không sao, nhưng tôi thấy nhiều người quẹt đi quẹt lại vẫn chưa xong do trục trặc máy móc. Đến lúc có thanh toán được cũng phải nhập số pin, chờ xác nhận, in hoá đơn, ký tên,...rồi mới đi được.
Còn rất nhiều, rất nhiều câu chuyện 'bị hài' khác khi đi đổ xăng mà chắc chắn không chỉ tôi mà nhiều người đã từng gặp hàng ngày.
Tôi nghĩ rằng, thời gian với ai cũng thật quý giá. Vậy sao mỗi cá nhân không nâng cao chút ý thức và thói quen tốt để cả mình và những người xung quanh không phải chờ đợi quá lâu.
Đơn giản như trước khi đổ xăng, hãy chuẩn bị số tiền mặt hợp lý và để ở chỗ dễ lấy để có thể nhanh chóng đưa cho nhân viên bán hàng. Tránh tối đa việc thanh toán bằng thẻ hoặc chuyển khoản ở cây xăng bởi việc này khá mất thời gian của cả nhân viên bán xăng cũng như những người đang chờ phía sau.
Khi xếp hàng, có thể chủ động mở nắp bình xăng ra trước khi vào cột bơm. Xong xuôi, dắt xe lên phía trên chừng vài mét để xe phía sau tiếp tục vào được vị trí bơm xăng, lúc đó mình có thừa thời gian để đóng nắp bình xăng và làm nốt những việc cần thiết trước khi rời đi.
Vậy nên, xếp hàng đi đổ xăng cũng cần lắm sự văn minh, tinh tế của mỗi người.
Độc giả Trịnh Thanh Tùng (Hà Đông, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Học sinh đi xe máy 'đầu trần, kẹp ba' ra đường, phụ huynh có biết điều này?Nhìn những cô cậu học trò mặt búng ra sữa đã đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm, thậm chí kẹp 3 kẹp 4 ngổ ngáo trên đường khiến tôi vô cùng bức xúc. Nhưng giận các em 1 phần thì giận bố mẹ các em 2-3 phần.