Những cánh cửa chỉ mở một lần duy nhất. Đó là cách người ta thường mô tả về hệ thống tuyển dụng thủ cựu của Nhật Bản,ếhệtrungniênthấtnghiệpănbámchamẹởNhậtBảtỷ lệ bóng đá đêm nay nơi mà các sinh viên đại học có thành tích tốt nhất sẽ có được công việc với mức thu nhập đáng thèm muốn. Những người thành công trong quá trình tuyển dụng khắt khe của công ty sẽ được khen thưởng bằng một vị trí vững chắc trên nấc thang sự nghiệp. Số còn lại phần lớn phải chuyển từ công việc này sang công việc khác với mức thu nhập thấp, ít có cơ hội thăng tiến và thiếu sự ổn định.
Trong nhiều năm qua, tôi đã đọc được nhiều câu chuyện cuộc đời của một thế hệ được gọi là “lạc lối”. Đối mặt với cơ hội việc làm có hạn, nhiều người sống độc thân, không con cái. Điều tra dân số năm 2015 của Nhật Bản cho thấy có 3,4 triệu người trong khoảng 40-50 tuổi không kết hôn và sống cùng bố mẹ.
Vụ tấn công bằng dao tàn bạo vào tháng 5/2019, trong đó thủ phạm là một người đàn ông khoảng 50 tuổi thất nghiệp nhiều năm, sống cùng họ hàng, khiến tôi nghĩ đến việc nói về những người có cuộc đời gián đoạn bởi “kỷ băng hà thất nghiệp”.
Một tháng sau vụ tấn công, Chính phủ công bố kế hoạch giúp người dân thất nghiệp ở độ tuổi 20 có những công việc toàn thời gian, với mục tiêu hỗ trợ 300.000 người trong 3 năm.
Theo khảo sát của Chính phủ vào tháng 3/2019, Nhật Bản ước tính có khoảng 613.000 hikikomori ở độ tuổi trung niên. Hikikomori là một khái niệm thường được dùng để mô tả những người sống khép kín với xã hội, suốt ngày chui trong phòng ngủ của mình. Trong số những người ở độ tuổi ngoài 40, cứ 3 người thì có 1 người như vậy bởi vì họ không thể tìm được việc làm sau khi học xong.
Việc xác định đối tượng phỏng vấn không khó bằng việc khiến họ mở lòng với một nhà báo. Một lợi thế là chúng tôi ở cùng một thế hệ. Tuy nhiên, nhiều người vô cùng xấu hổ về việc họ đã thất bại trong việc trở thành một người thành công theo khuôn mẫu của cha mẹ họ. Vì thế, cuộc trò chuyện của chúng tôi rất khó xử và đau buồn.
Tôi đã rất vui khi một nhân viên xã hội giới thiệu cho một người đang phục hồi tâm lý để hoà nhập lại thế giới việc làm.
Vấn đề 8050
Michinao Kono từng nhốt mình ở trong nhà nhiều năm. |
Tháng 5/2019, một người đàn ông cầm dao đã tấn công một nhóm người đang đứng đợi xe buýt ở Kawasaki, làm thiệt mạng 2 người và làm bị thương 18 người khác, trong đó có hơn 10 học sinh. Sau đó, thủ phạm tự đâm mình tới chết. Các kênh truyền thông đưa tin về sự việc, ám chỉ tới “vấn đề 8050” – tức là những người Nhật trung niên, sống khép kín cùng với cha mẹ già.
Cái nhãn này đã được “dán” cho Kono, người đàn ông 45 tuổi, thất nghiệp và chưa bao giờ ra khỏi nhà. Anh cảm thấy bối rối với thành kiến của xã hội Nhật Bản khi coi những người như anh giống như những quả bom hẹn giờ. “Không có cơ hội để tôi phạm tội như thế, nhưng tôi nghĩ mình phải chấm dứt tình trạng này bởi vì tình hình kinh tế của tôi đang đi vào ngõ cụt” – anh nói.
Từ khi sinh ra, Kono đã được định sẵn để có một tương lai đầy hứa hẹn. Bố anh làm việc cho một doanh nghiệp huyền thoại của Nhật Bản. Ông kiếm đủ tiền để mua ô tô và một ngôi nhà có sân trước – một dấu hiệu của một gia đình giàu có ở nước này thời đó.
Bản thân Kono cũng theo học ĐH Kyoto – trường đại học lâu đời thứ 2 của Nhật Bản và là một trong những ngôi trường cạnh tranh nhất quốc gia. Tuy nhiên, việc thiếu các kỹ năng xã hội khiến anh trở thành một kẻ cô độc. Anh nói rằng đó là hậu quả của việc anh bị bắt nạt ở trường cấp 2.
Kono thường xuyên trốn học, đến nỗi 8 năm học đại học anh vẫn chưa tích lũy đủ số tín chỉ để tốt nghiệp. Điều này khiến anh không đủ điều kiện để tiếp tục học. Thời điểm đó rơi đúng vào “kỷ băng hà thất nghiệp”, vì thế anh thậm chí còn không cố gắng đi tìm việc. Bởi vì “ngay cả khi tôi cố, cũng sẽ vô ích”.
Anh sống cùng bố mẹ. Ngày tháng cứ thế trôi đi. Khi nào buồn chán, anh sẽ tham dự các buổi hòa nhạc của nhóm nhạc pop nữ Morning Musume. Anh tự mình đặt vé máy bay giá rẻ đi du lịch Đông Nam Á. Bố mẹ anh đã chi trả cho các khoản phát sinh, anh tự trả tiền cho những món đắt đỏ hơn bằng thẻ tín dụng, lên tới 28.400 USD trước khi bị vỡ nợ. Hiện tại, gia đình anh sống nhờ tiền trợ cấp của bố anh. “Tôi đã tự đào hố chôn mình. Tôi trốn tránh thực tế. Cuộc sống của tôi đã trật bánh khá nhiều”.
Giữa thời điểm dư luận Nhật Bản đang xôn xao về vụ tấn công bằng dao, Kono tình cờ gặp Takaaki Tamada – người đang điều hành một tổ chức phi lợi nhuận ở Kyoto. Nhiệm vụ của nhóm là tiếp cận những người ở tuổi trung niên, sống cùng cha mẹ già. “Chúng tôi phải kết nối với họ” trước khi các bậc phụ huynh qua đời và người con bị bỏ lại phía sau.
Mùa hè năm 2019, Kono nộp đơn xin làm công việc văn thư ở 3 nơi mà thành phố Takarazuka đã tạo ra để giúp những người bị “đóng băng” trong “kỷ băng hà thất nghiệp”. Anh không biết rằng mình sẽ phải cạnh tranh với 1.815 ứng viên khác trên khắp cả nước.
Kono không làm công việc nào trong 3 công việc này, bởi vì nó yêu cầu anh phải thuê nhà riêng để tránh mất 90 phút đi làm mỗi chiều. Hồi tháng 11 năm ngoái, anh đã nhận công việc rửa bát ở một nhà hàng ramen và hi vọng rằng nếu học được nghề, một ngày nào đó anh sẽ tự mở một quán ăn của riêng mình. Anh phải đứng nhiều giờ, thường phải làm việc đến quá nửa đêm và kiếm được khoảng 150.000 yên mỗi tháng, chỉ cao hơn mức lương tối thiểu một chút. Đến tháng Giêng năm nay thì anh nghỉ việc. “Nó đã đánh gục cơ thể tôi” – anh nói.
Theo lời mời của Kono, tôi tới Nara vào giữa tháng Giêng để tham dự một buổi họp của nhóm anh – nhóm những người cùng giúp đỡ nhau vượt khó. Anh không được trả lương cho công việc này nhưng công việc trưởng nhóm cũng giúp anh có thêm một dòng kinh nghiệm trong đơn xin việc.
Có 10 người trong nhóm nếu không tính Kono. Anh bắt đầu buổi họp bằng cách chia sẻ câu chuyện của mình. Sau đó, một người đàn ông 33 tuổi kể rằng anh đã về quê được vài năm kể từ khi bỏ học thạc sĩ. Một người phụ nữ 46 tuổi đang sống cùng mẹ nói rằng, cô quá yếu để làm việc sau khi sống cô lập mình trong nhiều năm. Một người đàn ông 44 tuổi có bằng đại học tự hỏi rằng liệu anh có thể chịu đựng được bao lâu khi làm những công việc nặng nhọc như phát tờ rơi.
Một người đàn ông hơn 70 tuổi kể về cậu con trai - người mà kể từ khi trượt đại học cách đây hơn 20 năm đã nhốt mình trong phòng, hầu hết là xem tivi và lướt Internet. “Ông có nói chuyện với cậu ấy về công việc cậu ấy muốn làm trong tương lai không?” - Kono hỏi, ngồi khoanh tay trên bàn. Ông bố nói rằng họ từng nói chuyện đó một lần, nhưng không còn nói tới nữa. Khi Kono hỏi cậu ấy có bạn bè gì không, ông bố trả lời “không có”.
Cuộc hội thoại làm tôi nhớ tới chuyện Kono kể về việc bố anh từng làm phiền anh bằng cách nói tới việc làm và sau đó 2 người không còn nói về tương lai nữa. Sau đó, anh ấy ý thức hơn về việc bố mẹ mình sắp đi hết cuộc đời: bố anh không còn lái xe được nữa, còn lưng của mẹ anh thì ngày càng gù theo tuổi tác.
Sau khi dừng công việc rửa bát, Kono đã nộp đơn xin làm một số công việc văn thư trong cơ quan nhà nước. Anh bị từ chối 3 lần và đang chờ phản hồi từ những nơi khác. Các công ty tư nhân đang cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng của Covid-19, vì thế đây có lẽ là lựa chọn duy nhất của anh. “Đây là cơ hội cuối cùng để tôi tái hòa nhập xã hội”.
Nhiều người Nhật cho rằng họ vẫn có thể tiếp tục làm việc sau 65 tuổi.