Hồ sơ MBA thường gồm bốn phần chính: Resume (sơ yếu lý lịch),áchlàmnổibậthồsơduhọcThạcsĩquảntrịkinhdoanhởMỹgalatasaray đấu với rizespor Essay (bài luận), Recommendation Letter (thư giới thiệu) và điểm các bài thi chuẩn hóa GMAT, bài thi Tiếng Anh (TOEFL hoặc IELTS). Thời điểm chuẩn bị hồ sơ tốt nhất là bắt đầu từ sớm khoảng tháng 4& tháng 5 để kịp nộp hồ sơ vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
Cách ôn tập GMAT hiệu quả
Gần như 100% chương trình MBA tại Mỹ yêu cầu thí sinh có điểm thi GMAT.
Tại buổi chia sẻ kinh nghiệm nộp hồ sơ vào các chương trình MBA do Ace Mentorship (cộng đồng cựu sinh viên MBA người Việt ở Mỹ) tổ chức mới đây, Khang Nguyễn, người đạt 780/800 điểm GMAT (top 1% thế giới) và trúng tuyển vào chương trình MSc (Thạc sĩ Khoa học) ngành Khoa học Dữ liệu (Đại học California UCLA) đánh giá, kỳ thi GMAT giống như một cuộc chạy Marathon, vì vậy ứng viên cần phải chuẩn bị trước một thời gian.
“Mình đã thi GMAT đến 4 lần và học trong vòng 1,5 năm, đa số tập trung vào 5 tháng cuối để ‘cày, học đến 25 tiếng/tuần” - Khang chia sẻ.
Với kinh nghiệm của mình, Khang cho rằng để đạt điểm GMAT cao thì cần chú ý 2 vấn đề chính: Comprehension (Hiểu) và Timing (căn thời gian). Chiến thuật của Khang là dùng 3 tháng đầu tập trung vào phần Reading comprehension, Sentence Correction và Critical Reasoning để tăng khả năng đọc hiểu. Sau đó, Khang bắt đầu tập trung vào 'Timing' để kiểm soát thời gian tốt nhất có thể.
Nguồn tài liệu Khang sử dụng chính là các cuốn GMAT Manhattan, học lý thuyết sau đó mới làm bài tập. Một điều Khang lưu ý rằng hãy học cùng nhóm bạn để động viên lẫn nhau và kéo nhau đi học.
Trong khi đó, Dương Ngọc, cựu sinh viên Học viện Ngân hàng vừa trúng tuyển học bổng 100% chương trình MBA tại Đại học Vanderbilt chia sẻ: “Mình tự học và học tầm 1 năm, ban đầu mình học Sentence correction trước, áp dụng các quy tắc, sau đó học Critical reasoning, cuối cùng là Reading comprehension".
Ngoài ra khi đọc đoạn văn, Ngọc đọc hết và ghi chú các từ quan trọng, trả lời nhiều câu hỏi cùng 1 lúc chứ không vừa đọc vừa trả lời từng câu. Thêm vào đó, Ngọc cũng đăng ký các câu lạc bộ GMAT trên mạng, luyện 4 - 8 câu hàng ngày và tăng dần độ khó.
Khiến trường 'tự nhớ đến mình'
Ngọc Quý, cựu sinh viên ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng đã trúng tuyển vào Đại học Minnesota mà không cần dùng điểm GMAT.
Để làm được điều đó, chiến thuật Quý đã áp dụng là khiến trường “tự nhớ đến mình”. Trước khi nộp hồ sơ vào trường, Ngọc Quý tích cực kết nối với các cựu sinh viên, hội đồng tuyển sinh, tham gia các webinar của trường, hỏi nhiều về chương trình của trường và thể hiện đam mê học tập của mình. Như vậy, hội đồng tuyển sinh sẽ nhớ đến Quý trước khi nộp hồ sơ.
Ngoài ra, Quý cho biết bài luận phải thể hiện được mục tiêu ngắn hạn (2 - 5 năm) và mục tiêu dài hạn (10 năm).
“Kinh nghiệm trong quá trình đi làm, sau khi đi làm mình cảm thấy mình thiếu cái gì, tại sao muốn đi học MBA... tất cả cần phải thể hiện trong bài luận. Khi viết, cần kết nối lại những gì bạn đã làm trong quá khứ và thể hiện tương lai bạn muốn làm gì” - Quý chia sẻ.
Về cách viết bài luận ứng tuyển chương trình MBA, Quý cho rằng, mở đầu bài luận cần dẫn dắt câu chuyện thật cuốn hút. Ở đoạn 2, ứng viên nên nói về các kinh nghiệm bản thân, học vấn, kinh nghiệm làm việc và thể hiện được sự kết nối đó với mục tiêu đề ra. Đoạn 3 của bài luận hãy nói lý do đi học MBA và đoạn 4 thể hiện mình có thể đóng góp cho cộng đồng như thế nào.
Ngoài ra, theo Quý, các trường đào tạo MBA rất chú trọng môn Toán.
“Nếu thể hiện được khả năng toán học trong CV thì bài luận cần thể hiện được quá trình học tập như thế nào để xứng đáng nhận được học bổng, thể hiện kinh nghiệm lãnh đạo qua các giải thưởng khi đi học đi làm” - Quý chia sẻ.
Còn Vũ Thị Ánh, ứng viên trúng tuyển vào chương trình MBA của Carnegie Mellon University (trường top 16 của Mỹ về chương trình MBA) lưu ý, để hình thành ý tưởng viết luận, ứng viên nên chú ý đến các suy nghĩ thường ngày để tự nhận thức lại các câu chuyện của bản thân và nhờ người khác đánh điểm mạnh điểm yếu.
“Nếu như mình làm ở những chỗ không quá nổi tiếng đối với nước ngoài hoặc người ta không biết thì mình phải kể những câu chuyện, dự án mình làm nó thật mới mẻ, đầu tiên trên thị trường” - Ánh chia sẻ.
Tìm người hướng dẫn (Mentor) đồng hành trong suốt quá trình
Việc nộp hồ sơ là một quá trình kéo dài 4-5 tháng và rất khó khăn từ việc chọn trường, hoàn thiện hồ sơ cho đến phỏng vấn với trường, vì thế lời khuyên là các ứng viên nên tìm cho mình người hướng dẫn đồng hành xuyên suốt quá trình này.
Người hướng dẫn nên là các cựu sinh viên MBA và khóa thạc sỹ tại Mỹ vì họ là những người đi trước có thể đưa ra các lời khuyên quý báu, giúp xây dựng hồ sơ nổi bật từ kinh nghiệm và câu chuyện của ứng viên. Các chương trình kết nối các bạn ứng viên và các cựu sinh viên MBA/ Thạc sỹ đóng vai trò rất lớn giúp các ứng viên trong quá trình apply.
“Chị mentor đóng vai trò lớn trong quá trình mình nộp hồ sơ và xin học bổng. Chị đưa cho mình lời khuyên lựa chọn những câu chuyện mình nên nêu ra trong bộ hồ sơ để thể hiện điểm mạnh cũng như mục tiêu của mình” – Dương Ngọc nói.
Còn Ngọc Quý – một trong những mentee (người được hướng dẫn) của Ace Mentorship chia sẻ “Trong quá trình mình viết bài luận, các anh chị hướng dẫn mình rất nhiều trong việc hoàn thiện chỉnh sửa essay cũng như định hình các ý tưởng”.
Doãn Hùng
Từ những điều đúc rút qua hành trình của cá nhân cùng việc tham gia, nghe rất nhiều hội thảo trực tuyến từ các trường và các tổ chức tư vấn MBA tại Mỹ, độc giả Bùi Đức Việt đã có những chia sẻ kinh nghiệm chọn trường để học MBA ở Mỹ.