Bối cảnh xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,ộithảokhoahọcquốctếNghiêncứugiảngdạychủnghĩaMákết quả bóng dá ngoại hạng anh nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư tưởng và công tác chuyên môn ở các trường đại học. Trường đại học là “cái nôi” đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, bồi dưỡng phẩm chất, kỹ năng, tri thức, thái độ cho thế hệ tương lai của nước nhà - những con người sẽ tiếp nối sứ mệnh và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Toàn cảnh Hội thảo.
Hội thảo “Nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc” là dịp để các học giả, nhà khoa học của Việt Nam và Trung Quốc - hai quốc gia xã hội chủ nghĩa, cùng chia sẻ các kết quả tổng kết nghiên cứu lý luận và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin ở các trường đại học, từ đó, lan tỏa hơn sức sống và giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp tục vững tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI. |
Sáng 11/12/2023, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc”.
Đoàn chủ trì Hội thảo gồm: GS, TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS, TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các nhà khoa học, giảng viên lý luận chính trị đến từ các trường đại học Việt Nam và Trung Quốc.
Các đồng chí chủ trì Hội thảo
Các đại biểu, nhà khoa học tham dự Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS, TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết cách mạng và khoa học nhất vì đã trang bị cho giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới vũ khí tư tưởng lý luận sắc bén để đấu tranh vì mục tiêu cao cả của nhân loại là xóa bỏ chế độ áp bức của giai cấp tư sản, tiến lên xây dựng xã hội mới - Xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Tại Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của hai nước, trong đó chú trọng việc hiểu đúng, vận dụng đúng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với thực tiễn đất nước, hướng đến mục tiêu cao nhất: với Việt Nam là xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ; với Trung Quốc là trở thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại toàn diện về mọi mặt thông qua con đường hiện đại hóa Trung Quốc.
Theo GS, TS. Lê Văn Lợi, việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và làm sáng tỏ những vấn đề cách mạng, khoa học, tính đúng đắn, tầm ảnh hưởng, cũng như nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin có ý nghĩa rất quan trọng, vừa là đòi hỏi tất yếu khách quan của thời đại, vừa là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị. Hai Đảng, hai nước hết sức quan tâm và dành nhiều nguồn lực, chính sách thúc đẩy công tác nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học. Đây là những “vườn ươm” đầy sức sống của khoa học lý luận Mác -Lênin, luôn đi tiên phong trong bảo vệ, truyền bá nền tảng tư tưởng Mác - Lênin, cũng như đảm nhận trọng trách lớn lao là đào tạo, bồi dưỡng thế hệ tương lai sẽ tiếp nối, xây dựng sự nghiệp xã hội chủ nghĩa.
GS, TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu báo cáo đề dẫn Hội thảo, PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nêu rõ: Thực tiễn giảng dạy các môn lý luận chính trị nói chung và chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua đã có sự đổi mới theo hướng tích cực, chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị không ngừng được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên lý luận chính trị được bố trí, sắp xếp phù hợp với yêu cầu thực tiễn; có phẩm chất, năng lực đáp ứng cơ bản tốt những yêu cầu, nhiệm vụ chung trong công tác đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên từng bước được chuẩn hóa. Phần lớn đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên môn tương đối sâu, rộng, có kinh nghiệm, nhiều giảng viên là các giáo sư, phó giáo sư đầu ngành trực tiếp tham gia đứng lớp, hướng dẫn khoa học; đội ngũ giảng viên thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật về lý luận mới về chủ nghĩa Mác - Lênin và các môn khoa học chính trị khác, tìm hiểu thực tiễn, trao đổi khoa học cả trong và ngoài nước; đa số giảng viên có trách nhiệm, nhiệt huyết với sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị…
Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc hiện cũng còn một số bất cập, hạn chế như: nhận thức về ý nghĩa, sự cần thiết của việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình mới của các cấp ủy, tổ chức Đảng, ban lãnh đạo các trường đại học, của các đơn vị giảng dạy chưa thật sự đầy đủ; công tác nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác - Lênin chưa sâu, chưa bắt kịp với tình hình thay đổi của thế giới, khu vực và trong nước và đòi hỏi yêu cầu của thực tiễn công tác lý luận; xuất hiện những lỗ hổng, mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở bậc đại học; nội dung chương trình học, giáo trình còn trùng lặp, nặng về lý luận, ít tính thực tiễn….
Theo PGS, TS. Phạm Minh Sơn, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay tiếp tục đặt ra nhiều thách thức, những khó khăn, phức tạp đối với công tác nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin, như sự du nhập của các khuynh hướng tư sản, cực đoan, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, lối sống buông thả, phai nhạt lý tưởng, thích hưởng thụ, thờ ơ trước các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, … việc tiếp tục tìm ra các định hướng, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học trong thời gian tới là rất cần thiết.
PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu đề dẫn Hội thảo
Hội thảo nhận được 85 bài tham luận và lắng nghe 7 báo cáo tham luận cùng nhiều ý kiến thảo luận sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo và các nhà khoa học tại hội trường.
Những ý kiến của các đại biểu, nhà khoa học đã tập trung phân tích, luận giải, làm rõ các nội dung khoa học xoay quanh chủ đề của Hội thảo với những vấn đề chủ yếu sau: khẳng định Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là hệ tư tưởng của hai nước mà là một học thuyết khoa học và cách mạng trong lịch sử nhân loại; phân tích, đánh giá khách quan về thực trạng trong nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc hiện nay. Theo đó, phần lớn các trường đại học đều nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của các môn khoa học Mác - Lênin, quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, coi việc dạy và học các môn khoa học lý luận chính trị nói chung và khoa học Mác - Lênin nói riêng là một nhiệm vụ chính trị quan trọng; có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác – Lênin.
PGS, TS. Nguyễn Viết Thảo, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tham luận về chủ đề: “Phát huy vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin như học thuyết về sự phát triển trong bối cảnh mới của thời đại”
Đồng chí Lưu Sĩ Văn, Phó Viện trưởng Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Kỹ thuật Thâm Quyến tham luận với chủ đề: “Bối cảnh xã hội - Lớp học chủ nghĩa Mác”
PGS,TS. Bùi Thị Kim Hậu, Trưởng khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận với chủ đề: “Những thuận lợi, khó khăn trong nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học Việt Nam và một số nhiệm vụ cấp bách đặt ra hiện nay”
Bên cạnh những kết quả đạt được, một số tham luận và ý kiến phát biểu cũng chỉ ra những mặt còn thiếu và yếu trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học hiện nay như: Một số ít các cơ sở đào tạo đại học chưa thực sự quan tâm đầu tư cho nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin, chưa nhận thấy tầm quan trọng, vị trí, vai trò của học phần này trong chương trình đào tạo; Việc thiết kế chương trình cũng chưa thật sự phù hợp, khi lượng kiến thức cần truyền tải là rất lớn nhưng thời gian dành cho các môn học Mác - Lênin còn khiêm tốn, khó đào sâu, mở rộng các nội dung bài học; Thời gian giảng dạy trên lớp chưa phát huy tối đa hiệu quả, lượng sinh viên đông, giảng viên khó kiểm soát lớp học; Một bộ phận giảng viên chưa có tinh thần chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, thiếu gắn kết giữa lý luận và thực tiễn trong mỗi bài học, bài giảng còn khô cứng, nghèo nàn, thiếu sức hấp dẫn…
GS, TS. Trần Văn Phòng, Nguyên Viện trưởng Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tham luận về chủ đề: “Cách thức giải quyết mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam”
PGS, TS. Vũ Trọng Lâm, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tham luận về chủ đề: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay”
PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương tham luận với chủ đề: “Kiên định và phát triển sáng tạo học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị của Đảng ta”
'
Đồng chí Vi Hồng Nguyệt, Giảng viên, Phó Bí thư Học viện Thương mại, Đại học Dân tộc Quảng Tây tham luận, trao đổi về chủ đề: “Ảnh hưởng và sự phát triển đổi mới của các phương tiện truyền thông mới đối với việc giáo dục tư tưởng và chính trị ca sinh viên đại học hiện nay”
Một số đại biểu, nhà khoa học chia sẻ những kinh nghiệm giá trị, đề xuất các định hướng, giải pháp hữu hiệu nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới. Theo đó, các tham luận, ý kiến đề cao sự cần thiết làm tốt công tác tham mưu cho hai Đảng, hai Nhà nước; các trường đại học, cần phải xác định đúng tầm quan trọng của việc nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như quan điểm, định hướng của mỗi Đảng, mỗi nước về giáo dục các môn học khoa học Mác - Lênin; đội ngũ giảng viên, cần nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy các môn lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó hình thành nhu cầu, động cơ tự bồi dưỡng, tự rèn luyện tri thức và phương pháp ở mỗi người; học viên, sinh viên, cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của các môn học Mác - Lênin trong chương trình đào tạo và đối với sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân.
PGS, TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu tổng kết Hội thảo
Phát biểu bế mạc Hội thảo, PGS, TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định: Với nhiều góc tiếp cận chủ đề Hội thảo khác nhau, những ý kiến tham luận, các bài viết của các nhà khoa học cung cấp những luận cứ khoa học hữu ích, góp phần giải quyết những vấn đề nóng hổi đang đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học tại Việt Nam và Trung Quốc. Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc, các đề xuất, giải pháp có giá trị cao đưa ra trong Hội thảo sẽ là cơ sở để Học viện Báo chí và Tuyên truyền xây dựng kiến nghị với Đảng và Nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan quản lý trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học trong thời gian tới.
Hội thảo thành công tốt đẹp. Các đại biểu dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm.
Theo Học viện Báo chí và Tuyên truyền