Đơn xét tuyển của NASA chính thức mở từ tuần trước và có hạn chót vào cuối tháng 3. NASA cho biết,ầnđầutiênsaunămNASAtuyểnphihànhgiamớilênMặttrătỷ số haka cuộc cạnh tranh này chắc chắc rất khốc liệt. Trong lần gần nhất tuyển phi hành gia của NASA, có đến 18.300 người nộp đơn cho 14 vị trí. Như vậy, các ứng viên phải “1 chọi 1.307”.
Lần này, các yêu cầu từ NASA có phần nghiêm ngặt hơn. Ứng viên phải là công dân Mỹ, có bằng cử nhân về Khoa học, Toán học hoặc Kỹ thuật. Thêm vào đó, NASA cũng tìm kiếm ứng viên có bằng thạc sĩ về Vật lý, Khoa học Máy tính, Sinh học hoặc ít nhất vài năm làm tiến sĩ trong một lĩnh vực nào đó. Những ứng viên là bác sĩ cũng có thể được chấp nhận.
Lần đầu tiên sau 4 năm, NASA tuyển phi hành gia mới lên Mặt trăng
Những người trúng tuyển sẽ phải tham gia chương trình huấn luyện kéo dài 2 năm của NASA. Tại đây, ứng viên phải hoàn thành khóa đào tạo về hệ thống tàu vũ trụ, hoạt động trong môi trường không trọng lực trên không trung, kỹ năng vận dụng robot, đào tạo ngôn ngữ Nga, huấn luyện sẵn sàng bay và nhiều hơn thế nữa.
“Chúng tôi đang mong đợi những ứng viên tài năng sẽ đến với chúng tôi trong kỷ nguyên khám phá mới, bắt đầu bằng chương trình Artemis lên Mặt trăng”, ông Jim Bridenstine, Giám đốc NASA nói.
Đặc biệt, trong sứ mệnh Artemis, NASA khẳng định sẽ làm nên lịch sử khi lần đầu có nữ phi hành gia đặt chân xuống Mặt trăng.
Chương trình Artemis là nhiệm vụ được thực hiện bởi NASA với mục tiêu đưa “nữ phi hành gia đầu tiên và những nam phi hành gia tiếp theo” lên Mặt trăng, đặc biệt là ở khu vực cực Nam của Mặt trăng vào năm 2024.
Trường Giang (Theo Washington Post)
Kinda Johnson, nhà toán học của NASA, người được biết đến với bộ não vô cùng nhanh nhạy không khác gì một chiếc “máy tính sống” qua đời hôm 24/2, hưởng thọ 101 tuổi.