Mục đích của 2 cuộc thi nhằm tăng cường nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp; giúp các bạn trẻ có nhận thức đúng về định hướng nghề nghiệp; giới thiệu,átđộngcuộcthităngcườngnhậnthứcvềgiáodụcnghềnghiệbóng đá quốc tế quảng bá các hoạt động giáo dục nghề nghiệp đặc biệt là thông điệp “Giáo dục nghề nghiệp: Thực học, thực hành - Vững khởi nghiệp, sáng tương lai”.
Ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: "Vấn đề thay đổi nhận thức về giáo dục nghề nghiệp là việc hết sức có ý nghĩa. Nhờ truyền thông tích cực, 2 năm gần đây, tuyển sinh học nghề đã vượt kế hoạch 2,2 triệu người được đào tạo nghề. Tuy nhiên điều này chưa tương xứng với lực lượng 55 triệu lao động của đất nước. Việt Nam dự tính đến năm 2025 có 4,4 triệu lao động và năm 2030 là 6,6 triệu lao động được học nghề".
Ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thông tin về cuộc thi (Ảnh: NT)
Do vậy, ông Dũng cho rằng, để nâng cao nhận thức về hướng nghiệp dạy nghề, không ai làm truyền thông tốt hơn các thanh niên qua kết quả học nghề của chính họ.
Cuộc thi viết "Tôi chọn nghề" lần 2 dành cho các học viên đang theo học hoặc người đã tốt nghiệp từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong cả nước; học sinh các trường THPT, THCS dự định sẽ chọn trường nghề để học; phụ huynh có con đã, đang và dự định sẽ cho con học trường nghề và cả những người quan tâm đến giáo dục nghề nghiệp ở trong và ngoài nước.
Nội dung của cuộc thi viết “Tôi chọn nghề” lần này là những bài viết kể về những câu chuyện, suy nghĩ có thật về lựa chọn nghề, lựa chọn giáo dục nghề nghiệp của cá nhân, nhân vật khi xã hội vẫn coi trọng con đường đại học; tình yêu nghề nghiệp, những thành công của các nhân vật, cá nhân khi lựa chọn học nghề, giáo dục nghề nghiệp; giáo dục nghề nghiệp là con đường dẫn đến thành công, tương lai tươi sáng.
Sản phẩm dự thi đạt yêu cầu, được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, trên Fanpage cuộc thi của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Thời gian nhận bài dự thi đến hết ngày 29/2/2020.
Trường Giang
-“Đào tạo nghề tại Việt Nam đã đến lúc phải hướng tới thực hiện song song 2 “nhà trường”. Một nhà trường gắn với giảng đường, nhưng một nhà trường thứ hai cũng quan trọng không kém, đó chính là doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải là một trường nghề”.