Tháng 5.2009,ămhoạtđộngcụmcôngnghiệpThuậnAnvẫnnhiềukhôvé đi bangkok cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thuận An được UBND tỉnh Đắk Nông thành lập, có quy mô rộng hơn 52ha. Đến năm 2014 thì đi vào hoạt động.
Dù vậy, đến thời điểm này, cụm công nghiệp mới hoàn thành giai đoạn 1 với tổng diện tích hơn 25ha, tổng số vốn đầu tư 32 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh Đắk Nông và ngân sách huyện Đắk Mil.
Theo ông Trần Hữu Hạnh, Giám đốc Trung tâm phát triển cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thuận An, hạ tầng của cụm vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung; chưa có hệ thống thu gom nước mặt, nước mưa; chưa có hệ thống cấp nước.
Cũng theo ông Hạnh, hiện nay hệ thống điện cũng chưa được ngành điện tiếp nhận, quản lý; đường giao thông chỉ đầu tư cấp phối; khuôn viên cụm công nghiệp mới có cổng chính, chưa có hàng rào, hệ thống cây xanh.
Theo tìm hiểu, tính đến thời điểm này có 17 cá nhân và doanh nghiệp đăng ký hơn 300 tỷ đồng để đầu tư sản xuất, kinh doanh tại đây nhưng vì hệ thống hạ tầng chưa đồng bộ nên những nhà đầu tư này phải tự lo rất nhiều thứ.
Cụ thể, nhà đầu tư phải tự kéo điện từ trạm biết áp về nhà máy sản xuất; tự mua xe bồn đi hút nước từ hồ Tây Đắk Mil, cách cụm công nghiệp hơn 6km về sử dụng.
Ngoài ra, hệ thống đường giao thông chỉ được đầu tư cấp phối nên thường xuyên xuống cấp, doanh nghiệp phải bỏ tiền túi ra để sữa chữa.
Khổ nhất đối với các nhà máy sản xuất ở đây là việc doanh nghiệp phải tự tìm cách xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt.
Việc hạ tầng cụm công nghiệp còn thiếu thốn nhiều mặt trong khi doanh nghiệp phải tự lo khắc phục đã làm tăng thêm chi phí hoạt động, giảm hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hải Dương