- Học hết lớp 11 ở Việt Nam,áodụcphổthôngViệtNamcóthểđiềuchỉnhthếnàkèo bóng đá cúp c1 đã có lúc Ngô Đặng Thái Sơn "đội sổ" vì không hứng thú với áp lực điểm số. Nhưng sau khi nhận được học bổng sang New Zealand, Sơn như con người khác.
Câu nói của bạn gái làm thay đổi cuộc đời
Trước khi đi du học khoảng 4 tháng, Sơn có 10 năm trời kết quả học tập luôn bét bảng và tâm lý không thích học.
Thậm chí, năm lớp 11 mọi chuyện còn tệ hơn, do chuyển từ Hà Nội vào TP.HCM nên môi trường sống thay đổi. Đến giữa năm lớp 11, Sơn dường như không còn bất kỳ động lực gì để cố gắng. Đã có lúc cậu nghĩ: Mọi chuyện đã dừng lại và chỉ chờ học hết lớp 12 rồi vào học tạm một trường ĐH nào đó.
Sơn đứng thứ hai từ phải sang. Giao lưu văn hóa cũng các bạn Nhật (Ảnh: NVCC) |
Áp lực từ nhiều phía cũng nhiều, nhưng lúc đó không có cảm giác gì mà chỉ nghĩ đơn giản: "Bố mẹ sinh ra, bố mẹ nuôi và mình làm gì cũng được".
Nhưng may mắn đến khi Sơn gặp một bạn nữ. Cô bạn rất cá tính, rất khó để bạn nam có thể tiếp cận, và "cực chảnh" nữa.
Có một câu của cô gái khiến Sơn nhớ đời và thay đổi suy nghĩ của bản thân: "Học như cậu thì chó nó lấy".
Sau đó một kế hoạch tương lai được vạch ra: Mình sẽ làm gì đó có khác biệt.
Để có sự khác biệt, giúp đỡ từ phía gia đình chỉ tạo nên 40%. Còn lại, phải từ nỗ lực của bản thân.
Thu thập sách cũ từ Trường Diocesan school for Girls (Ảnh: NVCC) |
Trường cấp học bổng không quan trọng điểm số
Nhận học bổngTú tài quốc tế của trường Auckland International College (AIC), Sơn "chắc chắn không phải vì điểm, không phải bởi học bạ" mà là sự khác biệt thật sự là nằm ở bài tiểu luận.
Từ kinh nghiệm của bản thân, Sơn cho rằng, một điều khá sai lầm của học sinh Việt Nam là luôn hướng đến điểm số là quan trọng nhất. Tuy nhiên, điểm số không phải là tất cả.
Nhiều trường học ở New Zealand rất tôn trọng năng lực cá nhân. Một học sinh không nhất thiết phải học giỏi các môn Toán -Lí- Hóa - Sinh, Sử, Địa, Văn, tiếng Anh....mà chỉ cần giỏi một lĩnh vực là được. Học sinh không bị ép phải giỏi hết để được mọi người yêu quý, để được mọi người công nhận và được bố mẹ đầu tư.
Sách cũ thu thập được Sơn sẽ tặng cho các bạn HS Việt Nam (Trong ảnh tặng sách tại Trường PTTH Bạch Đằng- Thủy Nguyên- Hải Phòng) |
Khi được hỏi "có điều gì em muốn giáo dục Việt Nam thay đổi, khi trải qua 2 môi trường?",Sơn cho rằng đó là sự linh hoạt trong tổ chức môn học.
Ở trường học New Zealand, có đến 25 môn để lựa chọn, nhưng học sinh chỉ cần học 6 môn.
3 môn bắt buộc là Ngôn ngữ mẹ đẻ, Ngôn ngữ thứ hai và môn Toán. Ngoài ra, học sinh sẽ chọn thêm 3 môn trong số các môn của Khoa học Xã hội, Khoa học và môn Nghệ thuật.
"Nếu dốt Hóa thì không cần phải học Hóa. Tuy nhiên, ở trường có 1 học sinh chọn học Hóa thì trường vẫn phải tổ chức lớp" - Sơn chia sẻ.
Ngoài ra, có một số môn như Tâm lý học thì giáo viên nghỉ hết vì trường tổ chức học online.
Cách tổ chức lớp học, giúp học sinh theo sở thích, năng lực cá nhân hướng đến thực chất hơn là cố gắng chạy theo điểm số khiến mọi người rất hứng thú.
Sơn chọn và đầu tư 3 môn "trình độ cao" là môn Toán, Kinh tế và tiếng Anh. Ba môn "trình độ thấp" chủ yếu trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết.
Chốt lại những trải nghiệm bước đầu của mình, Sơn nhận ra:"Khi học sinh đã được chọn những gì mình thích, tự chọn hướng đi của bản thân thì sẽ có hiệu quả thiết thực cho chính mình. Việc học là cho chính học sinh, chứ không phải học cho người lớn".