"Chúng ta phải kiếm được những khoản đầu tư dài hạn cho 25,ứcthưtuyệtvờicủaCEOFacebookgửicongábong đá tv 50 nămhay thậm chí là 100 năm nữa. Thách thức lớn nhất này đòi hỏi những tầmnhìn lâu dài và không thể được giải quyết bằng tư duy ngắn hạn".
Bức thư gửi con gái mới sinh một tuần của tỷ phú Mark Zuckerberg - CEO Facebook được đăng tải trên trang cá nhân, không chỉ là tình yêu thương dành cho con gái, mà còn là những khát vọng, sứ mệnh và trách nhiệm và vợ chồng tỷ phú trẻ đặt ra cho mình, để “biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho con và cho tất cả trẻ em”.
Vợ chồng tỷ phú Zuckerberg và con gái đầu lòng |
Dưới đây là toàn văn bức thư của tỷ phú Mark Zuckerberg gửi con gái:
Max thân mến,
Mẹ con và ta vẫn chưa tìm ra lời nào để diễn tả những hi vọng mà con đã trao cho chúng ta về tương lai. Cuộc sống mới của con đầy hứa hẹn, và chúng ta hi vọng con sẽ hạnh phúc và khỏe mạnh để có thể khám phá đầy đủ cuộc sống này. Con đã cho chúng ta một lý do để suy ngẫm về thế giới mà chúng ta mong muốn con được sống.
Giống như tất cả các ông bố bà mẹ khác, chúng ta muốn con lớn lên trong một thế giới tốt đẹp hơn thế giới của chúng ta bây giờ. Trong khi báo chí thường tập trung vào những thứ tiêu cực thì theo nhiều cách thế giới này đang trở nên tốt đẹp hơn. Sức khỏe được cải thiện. Đói nghèo giảm bớt. Kiến thức ngày càng rộng mở. Con người kết nối với nhau. Công nghệ tiên tiến ở mọi lĩnh vực đồng nghĩa với việc cuộc sống của con sẽ tốt hơn rất nhiều so với chúng ta hôm nay.
Chúng ta sẽ làm phần việc của mình để điều này xảy ra, không chỉ bởi vì chúng ta yêu con, mà còn vì chúng ta có trách nhiệm với tất cả trẻ em của những thế hệ kế tiếp.
Chúng ta tin rằng cuộc sống của tất cả mọi người đều có những giá trị như nhau. Xã hội chúng ta có trách nhiệm đầu tư để cải thiện cuộc sống của tất cả những sinh linh đang đến với thế giới này, chứ không chỉ cho những người đang sống.
Nhưng ngay lúc này, con người không phải lúc nào cũng chung tay đầu tư nguồn lực vào những cơ hội và vấn đề lớn nhất mà thế hệ của các con sẽ phải đối mặt.
Hãy xem xét vấn đề bệnh dịch. Hiện tại, xã hội chúng ta phải chi tiêu cho việc điều trị bệnh tật một số tiền gấp 50 lần số tiền chúng ta chi cho việc nghiên cứu để không phải mắc những căn bệnh đó.
Chỉ cần chưa đến 100 năm để y học trở thành một ngành khoa học thực sự, và chúng ta đã nhìn thấy những phương pháp chữa trị triệt để cho một số căn bệnh và một tiến trình điều trị tốt cho một số bệnh khác. Khi công nghệ phát triển vượt bậc, chúng ta có một cú đánh thực sự trong việc ngăn ngừa, điều trị tất cả hoặc hầu hết các căn bệnh còn lại trong vòng 100 năm tới.
Ngày nay, hầu hết con người chết vì 5 thứ: đau tim, ung thư, đột quỵ, suy nhược thần kinh và bệnh truyền nhiễm – và chúng ta có thể làm tiến trình tìm ra phương pháp điều trị những căn bệnh này và cả những căn bệnh khác diễn ra nhanh hơn.
Khi bố mẹ nhận ra thế hệ của con và con cháu con có thể không bị mắc những căn bệnh này, bố mẹ có trách nhiệm phải dành sự đầu tư của mình nhiều hơn một chút cho tương lai để biến những điều này thành sự thật. Mẹ con và ta muốn đóng góp phần trách nhiệm của mình.
Chữa bệnh sẽ cần thời gian. Trong khoảng thời gian ngắn từ 5-10 năm, có thể sẽ không có gì khác biệt nhiều. Nhưng trong một thời gian dài, những hạt giống được gieo trồng ngày hôm nay sẽ lớn lên, và một ngày nào đó, con và con cháu con sẽ nhìn thấy điều mà bây giờ chúng ta đang tưởng tượng: một thế giới không có bệnh tật.
Có quá nhiều những cơ hội như thế này. Nếu xã hội tập trung năng lượng của mình nhiều hơn cho những thách thức lớn này, thì chúng ta sẽ để lại cho thế hệ các con một thế giới tốt đẹp hơn nhiều.
Hi vọng của chúng ta dành cho thế hệ các con tập trung vào 2 vấn đề: Đẩy mạnh tiềm năng của con người và tăng cường bình đẳng.
Đẩy mạnh tiềm năng của con người là vấn đề mở rộng các ranh giới để cuộc sống của một con người trở nên tuyệt vời hết mức có thể. .
Con có thể học hỏi và trải nghiệm gấp 100 lần chúng ta ngày hôm nay không?
Thế hệ chúng ta có thể điều trị những căn bệnh để các con được sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn không?
Chúng ta có thể kết nối thế giới để các con có thể tiếp cận với mọi ý tưởng, con người và cơ hội hay không?
Chúng ta có thể khai thác năng lượng sạch nhiều hơn để các con có thể phát minh ra những thứ mà thế hệ chúng ta ngày nay không thể tưởng tượng được mà vẫn có thể bảo vệ môi trường hay không?
Chúng ta có thể nuôi dưỡng tinh thần doanh nhân để các con có thể gây dựng bất cứ loại hình kinh doanh nào và giải quyết mọi thách thức để phát triển hòa bình và thịnh vượng hay không?
Tăng cường bình đẳng là vấn đề đảm bảo rằng ai ai cũng được tiếp cận với những cơ hội này – không phân biệt quốc gia hay xuất thân gia đình.
Xã hội chúng ta phải làm điều này không chỉ vì công lý hay từ thiện, mà vì sự vĩ đại trong sự phát triển con người.
Cách duy nhất để đạt được đầy đủ tiềm năng là tập trung vào những tài năng, những ý tưởng và đóng góp của mỗi con người trên thế giới này.
Thế hệ chúng ta có thể loại bỏ đói nghèo hay không?
Chúng ta có thể mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản cho tất cả mọi người không?
Chúng ta có thể xây dựng một cộng đồng toàn diện và cởi mở hay không?
Chúng ta có thể nuôi dưỡng những mối quan hệ hòa bình và hiểu biết giữa người dân các quốc gia với nhau hay không?
Chúng ta có thực sự trao quyền cho tất cả mọi người – phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, người nhập cư và những người không có kết nối hay không?
Nếu thế hệ của chúng ta đầu tư đúng đắn thì câu trả lời cho những câu hỏi trên có thể là “có”, hi vọng là trong thời đại của con.
Sứ mệnh này sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận mới cho tất cả những người đang làm việc vì mục tiêu này.
Chúng ta phải kiếm được những khoản đầu tư dài hạn cho 25, 50 năm hay thậm chí là 100 năm nữa. Thách thức lớn nhất này đòi hỏi những tầm nhìn lâu dài và không thể được giải quyết bằng tư duy ngắn hạn.
Chúng ta phải tham gia trực tiếp với những người mà chúng ta đang phục vụ. Chúng ta không thể trao quyền cho mọi người nếu chúng ta không hiểu nhu cầu và mong muốn của cộng đồng. Chúng ta phải xây dựng công nghệ để tạo sự thay đổi. Nhiều tổ chức đang đầu tư tiền bạc vào những thách thức này, nhưng hầu hết sự phát triển đến từ việc tăng năng suất nhờ đổi mới.
Chúng ta phải tham gia vào các chính sách và vận động chính sách để tạo tranh luận. Nhiều tổ chức không sẵn sàng làm điều này, nhưng sự phát triển phải được ủng hộ bởi các phong trào bền vững.
Chúng ta phải chấp nhận rủi ro bây giờ để rút ra những bài học cho ngày mai. Chúng ta vẫn còn sớm trong quá trình học tập. Nhiều thứ chúng ta thử nghiệm sẽ không hiệu quả, nhưng chúng ta sẽ lắng nghe, học hỏi và tiếp tục cải thiện.
Những trải nghiệm của chúng ta với vấn đề cá nhân hóa học tập, truy cập Internet, giáo dục cộng đồng và y tế đã định hình triết lý của chúng ta.
Thế hệ của chúng ta lớn lên trong những lớp học – nơi mà chúng ta học tập những thứ giống nhau với một tốc độ như nhau bất chấp sự quan tâm hay nhu cầu khác nhau của mỗi người.
Thế hệ của con sẽ đặt ra những mục tiêu cho cái mà con muốn trở thành – một kỹ sư, một nhân viên y tế, một nhà văn hay một người lãnh đạo cộng đồng. Con sẽ có những công nghệ hiểu được cách học tập tốt nhất của mình và cái gì con cần tập trung vào. Con sẽ tiến bộ nhanh chóng trong những môn học mà con quan tâm nhất, nhận được sự giúp đỡ mà con cần trong những vấn đề thách thức nhất. Con sẽ khám phá những chủ đề mà thậm chí trường học ngày nay không cung cấp. Giáo viên của con cũng sẽ có những công cụ và dữ liệu tốt hơn để giúp con đạt được mục tiêu của mình.
Thậm chí, học sinh trên khắp thế giới này sẽ có thể sử dụng các công cụ học tập cá nhân hóa qua Internet, ngay cả khi họ không sống gần những trường học tốt. Tất nhiên, để ai cũng có một khởi đầu công bằng trong cuộc sống thì không chỉ cần có công nghệ, nhưng cá nhân hóa học tập có thể là một cách đa năng để mang đến cho tất cả trẻ em một nền giáo dục tốt hơn, những cơ hội công bằng hơn.
Bây giờ chúng ta đang bắt đầu xây dựng công nghệ này và kết quả rất hứa hẹn. Học sinh không chỉ hoàn thành các bài thi tốt hơn, mà còn đạt được những kỹ năng và sự tự tin để học bất cứ thứ gì mà họ muốn. Hành trình này mới chỉ đang bắt đầu. Công nghệ và giảng dạy sẽ nhanh chóng cải thiện trong từng năm học.
Mẹ con và ta đều đang làm công việc giảng dạy, và chúng ta đều biết cần phải có những gì. Sẽ cần phải làm việc với những nhà lãnh đạo cứng rắn nhất trong ngành giáo dục để giúp các trường học trên khắp thế giới thích nghi với cá nhân hóa học tập. Sẽ cần sự tham gia của cộng đồng. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta bắt đầu ở cộng đồng Vịnh San Francisco của chúng ta. Sẽ cần phải xây dựng những công nghệ mới và thử nghiệm những ý tưởng mới. Cũng sẽ cần cả những sai lầm, những bài học được rút ra trước khi đạt được mục tiêu.
Nhưng khi chúng ta hiểu thế giới mà chúng ta có thể tạo ra cho thế hệ của con, thì chúng ta đặt ra cho mình trách nhiệm tập trung đầu tư cho tương lai để biến những điều này trở thành sự thật.
Cùng chung tay, chúng ta có thể làm điều này. Và khi chúng ta làm được, thì việc cá nhân hóa học tập sẽ không chỉ giúp học sinh ở những ngôi trường hàng đầu, mà còn giúp mang lại cơ hội bình đẳng hơn cho bất cứ ai có kết nối Internet.
Những cơ hội lớn nhất cho thế hệ của con sẽ tới từ việc trao cho tất cả mọi người kết nối Internet.
Mọi người thường nghĩ về Internet như một thứ chỉ để giải trí và giao tiếp. Nhưng với rất nhiều người trên thế giới, Internet có thể là con đường sống của họ.
Nó mang đến giáo dục nếu con không sống gần một trường học tốt. Nó mang đến thông tin về sức khỏe, cách phòng trách bệnh tật hay cách nuôi dưỡng một đứa trẻ khỏe mạnh nếu con không sống gần một bác sĩ. Nó mang đến các dịch vụ tài chính nếu con không sống gần một ngân hàng. Nó giúp con tiếp cận những công việc và cơ hội nếu con không sống trong một nền kinh tế tốt. Internet quan trọng đến mức cứ 10 người có kết nối thì có 1 người thoát khỏi đói nghèo và có khoảng 1 công việc mới được tạo ra.
Tuy nhiên, vẫn còn hơn một nửa dân số thế giới – hơn 4 tỷ người người – không có kết nối Internet.
Nếu thế hệ của chúng ta có kết nối, chúng ta có thể có hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo. Chúng ta cũng có thể giúp hàng trăm triệu trẻ em được đi học và cứu hàng triệu mạng sống bằng cách giúp họ tránh được bệnh tật.
Đây là một nỗ lực dài hơi khác có thể được phát triển bằng công nghệ và hợp tác. Sẽ cần phát minh ra những công nghệ mới để Internet có giá phải chăng hơn và mang kết nối đến những khu vực không có kết nối. Sẽ cần sự hợp tác với các Chính phủ, các doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận. Sẽ cần sự tham gia của cộng đồng để hiểu được nhu cầu của họ. Những người tốt sẽ có những quan điểm khác nhau về con đường tốt nhất phía trước, và chúng ta sẽ phải có nhiều thử nghiệm trước khi chúng ta thành công.
Tuy nhiên, nếu chung tay, chúng ta có thể đi đến thành công và tạo nên một thế giới bình đẳng hơn.
Bản thân công nghệ không thể giải quyết được các vấn đề. Xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn bắt đầu bằng việc xây dựng những cộng đồng lành mạnh và vững chắc.
Trẻ em có cơ hội tốt nhất khi chúng được học hành. Và chúng chỉ học tập tốt nhất khi chúng khỏe mạnh.
Sức khỏe được hình thành từ sớm – bằng một gia đình ngập tràn yêu thương, bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bằng một môi trường an toàn và ổn định.
Những đứa trẻ phải đối mặt với những trải nghiệm đau buồn sớm trong cuộc sống thường phát triển tâm hồn và thể xác kém lành mạnh hơn. Các nghiên cứu cho thấy những thay đổi thể chất trong sự phát triển não bộ dẫn đến khả năng nhận thức thấp hơn.
Mẹ con là một bác sĩ và là một nhà giáo dục nên cô ấy có thể tự thấy rõ điều này.
Nếu con có một tuổi thơ không lành mạnh, thì thật khó để con có được đầy đủ tiềm năng của mình.
Nếu con phải tự hỏi xem mình có thức ăn, có nhà ở hay không, phải lo lắng về việc bị lạm dụng hay tội phạm, thì thật khó để con có được đầy đủ tiềm năng của mình.
Nếu con lo sợ con phải vào tù thay vì học đại học vì màu da của con, lo sợ gia đình con sẽ bị trục xuất vì tình trạng pháp lý, hay lo sợ mình có thể là nạn nhân của bạo lực vì tôn giáo, vì khuynh hướng tình dục hay giới tính, thì thật khó để con có được đầy đủ tiềm năng của mình.
Chúng ta cần những tổ chức hiểu rằng tất cả những vấn đề này cần được kết nối. Đó là triết lý về kiểu trường học mới mà mẹ con đang xây dựng.
Bằng cách hợp tác với các trường học, các trung tâm y tế, các nhóm phụ huynh và chính quyền địa phương, bằng cách đảm bảo rằng tất cả trẻ em đều được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt từ khi còn nhỏ, chúng ta có thể bắt đầu xử lý những bất bình đẳng này khi được kết nối. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể cùng nhau trao cơ hội bình đẳng tới tất cả mọi người.
Sẽ mất nhiều năm để hoàn thiện mô hình này. Nhưng đó là một ví dụ khác cho thấy việc thúc đẩy tiềm năng con người và tăng cường công bằng có mối liên kết chặt chẽ đến mức nào. Nếu chúng ta muốn làm một trong hai, trước hết chúng ta phải xây dựng những cộng đồng khỏe mạnh và toàn diện.
Để thế hệ của con được sống trong một thế giới tốt đẹp hơn, có quá nhiều việc mà thế hệ chúng ta có thể làm.
Hiện tại, mẹ con và ta cam kết sẽ dành cả cuộc đời mình, đóng góp phần nhỏ bé của mình để giúp giải quyết những thách thức này. Ta sẽ tiếp tục giữ cương vị CEO của Facebook trong nhiều năm tới, nhưng những vấn đề này cấp bách đến mức không thể đợi đến lúc con hay chúng ta già đi mới được bắt đầu. Bằng cách bắt đầu ngay từ khi còn trẻ, chúng ta hi vọng sẽ nhìn thấy những lợi ích trong suốt cuộc đời chúng ta.
Khi con trở thành người tiếp theo kế tục gia đình Chan Zuckerberg, chúng ta cũng bắt đầu Sáng kiến Chan Zuckerberg để cùng mọi người trên khắp thế giới thúc đẩy tiềm năng con người và tăng cường công bằng cho tất cả trẻ em thế hệ tiếp theo. Lĩnh vực tập trung ban đầu của chúng ta sẽ là cá nhân hóa học tập, điều trị bệnh tật, kết nối mọi người và xây dựng những cộng đồng vững mạnh.
Chúng ta sẽ dành 99% cổ phần của Facebook – hiện tại là khoảng 45 tỷ đô la – trong suốt cuộc đời của mình để thúc đẩy sứ mệnh này. Chúng ta biết đây chỉ là phần đóng góp nhỏ bé so với tất cả nguồn lực và tài năng của những người đang chung tay giải quyết những vấn đề này. Nhưng chúng ta muốn làm việc mà chúng ta có thể làm, chung tay với nhiều người khác.
Chúng ta sẽ chia sẻ chi tiết hơn trong những tháng tiếp theo khi chúng ta ổn định với thành viên mới của gia đình và quay trở lại với công việc sau thời gian nghỉ thai sản. Chúng ta hiểu rằng con sẽ có nhiều câu hỏi tại sao và bằng cách nào chúng ta có thể làm được việc này. Khi chúng ta trở thành cha mẹ và bước vào một chương mới của cuộc đời, chúng ta muốn nói rằng chúng ta đánh giá cao sự đóng góp của tất cả mọi người để việc này trở thành sự thật.
Chúng ta có thể làm được điều này chỉ vì chúng ta có một cộng đồng vững mạnh trên khắp thế giới đứng sau mình. Việc xây dựng Facebook đã tạo ra nguồn lực để cải thiện thế giới vì những thế hệ sau. Mỗi thành viên trong cộng đồng Facebook đều đang đóng góp phần của mình vào công việc này.
Chúng ta có thể phát triển chỉ nhờ chúng ta có những chuyên gia – những cố vấn, những đối tác và những con người tuyệt vời đã góp sức xây dựng.
Và chúng ta chỉ có thể tập trung vào việc phục vụ cộng đồng và sứ mệnh này vì xung quanh chúng ta là một gia đình tràn ngập yêu thương, những người bạn luôn ủng hộ và những đồng nghiệp tuyệt vời. Chúng ta hi vọng con cũng sẽ có những mối quan hệ sâu sắc và truyền cảm hứng như vậy trong cuộc đời mình.
Max, chúng ta yêu con và cảm thấy phải có trách nhiệm lớn lao trong việc để lại một thế giới tốt đẹp hơn cho con và tất cả trẻ em. Chúng ta mong con có một cuộc sống đầy tình yêu thương, hi vọng và niềm vui như cuộc đời mà con đã mang đến cho chúng ta. Chúng ta mong ngóng từng ngày để nhìn thấy những điều tốt đẹp mà con mang tới thế giới này.
Yêu con,
Bố mẹ của con
Xem thêm:
Ông chủ Facebook cam kết làm từ thiện 99% tài sản trong thư gửi con gái