Ngày 23/8,ĐấtđấugiávenHàNộivượtmặtbảnggiáđấtnhiềukhuvựcHoànKiếmBaĐìlich thi dau cup c1 hom nay Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) xuống 2 huyện Thanh Oai và Hoài Đức để kiểm tra tình hình công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất gây xôn xao dư luận.
Cuộc kiểm tra được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất trong bối cảnh thời gian qua có liên tiếp các phiên đấu giá đất tại các huyện ven Hà Nội thu hút hàng nghìn hồ sơ đăng ký, giá trúng cao gấp nhiều lần so với khởi điểm. Trường hợp cao nhất lên đến 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần khởi điểm, như ở Hoài Đức.
So với bảng giá đất của Hà Nội hiện nay, mức trúng đấu giá trên cao hơn so với bảng giá đất của các quận nội thành. Thậm chí còn cao hơn bảng giá đất nhiều khu vực tại quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng…
Theo bảng giá đất, giá đất cao nhất của thành phố thuộc về quận Hoàn Kiếm với 187,9 triệu đồng/m2. Mức giá này tương ứng với vị trí 1, gồm các đường Lê Thái Tổ, đường Hàng Ngang, đường Hàng Đào.
Đường Trần Hưng Đạo (Từ Trần Thánh Tông- Lê Duẩn), Phố Huế có giá đất là 114 triệu đồng/m2, thấp hơn giá trúng đấu giá cao nhất tại Hoài Đức.
Nhiều khu vực khác tại quận Hoàn Kiếm có giá đất từ 90-98 triệu đồng/m2, như Hàng Mã, Lý Nam Đế, Nguyễn Hữu Huân… thấp hơn mức trúng đấu giá ở cả Đan Phượng và Thanh Oai.
Đất đấu giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2 cũng “vượt mặt” bảng giá đất cao nhất tại các quận Ba Đình (132,6 triệu đồng/m2), Hai Bà Trưng (106,7 triệu đồng/m2), Đống Đa (92,8 triệu đồng/m2), Tây Hồ (78,8 triệu đồng/m2).
Trong khi đó, so với bảng giá đất khu dân cư nông thôn tại các xã có khu đất đấu giá, mức trúng “vọt giá” hơn nhiều lần.
Ghi nhận trên bảng giá đất, tại huyện Đan Phượng, xã Hạ Mỗ có giá đất là gần 1,7 triệu đồng/m2. Thị trấn Phùng giá đất cao nhất ở vị trí 1, đường quốc lộ 32 là 15,8 triệu đồng/m2.
Tại huyện Thanh Oai, xã Thanh Cao có giá đất là gần 0,8 triệu đồng/m2. Giá đất ở thị trấn Kim Bài cao nhất là 8 triệu đồng/m2 (đường quốc lộ 21B qua địa phận thị trấn, vị trí 1).
Tại huyện Hoài Đức, giá đất tại xã Tiền Yên là 2,47 triệu đồng/m2. Giá đất ở thị trấn Trạm Trôi cao nhất là 17,9 triệu/m2 (quốc lộ 32, vị trí 1).
Trên thị trường, khảo sát thông tin rao bán, giá đất khu vực xã Thanh Cao (huyện Thanh Oai), thời gian qua có xu hướng đi lên. Trong 3 tháng qua, giá rao bán trên nhiều trang về bất động sản dao động từ 18-39 triệu đồng/m2, trung bình rơi vào 28,5 triệu đồng/m2. Có thể thấy giá trúng đấu giá vẫn cao gấp khoảng 3 lần mặt bằng chung.
Còn tại Hoài Đức, khảo sát cho thấy, nhà đất khu vực Tiền Yên đang được rao bán ở mức trung bình 43 triệu đồng/m2. Giá đất các xã lân cận cũng ở ngưỡng tương tự, như Vân Côn 41 triệu đồng/m2...
Theo một số nhà đầu tư, môi giới, giá đất thổ cư xung quanh khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đang ở mức 80 triệu đồng/m2 đối với mặt đường, trong khi mặt ngõ ở mức 40-50 triệu đồng/m2.
Đất đấu giá leo thang, phiên sau cao hơn phiên trước ở Hà Nội. Biểu đồ: Hồng Khanh
Ông Phạm Đức Toản, CEO CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ Việt Nam (EZ Property) chia sẻ, bản thân doanh nghiệp làm dự án cũng thấy rất hoang mang khi đất đấu giá có dấu hiệu bất thường, bị bơm thổi không đúng với giá trị thật.
"Từ một khu đất sau phiên đấu giá bỗng tăng gấp nhiều lần mặt bằng chung sẽ khiến sản phẩm bất động sản bài bản của doanh nghiệp không bán được như giá trúng. Nhà nước khi thu hồi đất cũng có thể gặp khó khăn do người dân phản ứng vì chênh lệch quá lớn khi nhìn vào đất đấu giá”, ông Toản nói.
Nóng bỏng tay nghề 'đấu giá bán chênh', độc chiêu thổi giá đấtKhi đất đấu giá có nguy cơ biến thành một loại hàng hoá mới trên thị trường bất động sản, nghề “đấu giá bán chênh” cũng xuất hiện với đủ chiêu trò.