Thông tin nêu trên vừa được Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương cho biết.
Theịchvụgiatăngtrêndiđộngbịngườitiêudùngkhiếunạinhiềutrongnălịch giải hạng nhất anho cơ quan này, trong năm ngoái, Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 - một trong 4 phương thức tiếp nhận các yêu cầu giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, đã ghi nhận có 6.701 cuộc gọi đến, trong đó các tổng đài viên của Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận và trả lời 4.053 cuộc gọi, chiếm tỷ lệ 60,48%.
Trong số 4.053 cuộc gọi được tiếp nhận, có 1.193 cuộc gọi liên quan đến yêu cầu hỗ trợ giải quyết khiếu nại hoặc phản ánh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Các cuộc gọi còn lại có nội dung tư vấn các lĩnh vực khác.
Đa số các vụ việc hoặc yêu cầu tư vấn của người tiêu dùng đã được các tổng đài viên tư vấn ngay khi tiếp nhận. Đối với các khiếu nại có tình tiết phức tạp hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng, tổng đài viên đã hướng dẫn người tiêu dùng gửi đơn khiếu nại bằng các hình thức khác (văn bản, email, đến trực tiếp, gửi bưu điện) tới các cơ quan, đơn vị: Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Sở Công Thương hoặc Cục Quản lý cạnh tranh.
Đáng chú ý, theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, năm 2016, ngành hàng được yêu cầu tư vấn giải quyết khiếu nại và được phản ánh tới Cục nhiều nhất là hàng hóa tiêu dùng thường ngày (237 trường hợp, chiếm 19,86%); tiếp đó là nhóm điện thoại, viễn thông (166 trường hợp, chiếm 13,91%) và nhóm đồ điện tử gia dụng (136 trường hợp, chiếm 11,4%) .
“Đây là 3 nhóm ngành hàng thường xuyên nằm trong nhóm bị khiếu nại, phản ánh nhiều nhất. Bên cạnh hàng hóa tiêu dùng hàng ngày (do tính chất tiêu dùng thường xuyên làm phát sinh nhiều vi phạm và phản ánh), thì trong năm 2016, đáng chú ý là Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 nhận được rất nhiều cuộc gọi phản ánh các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến nhóm “điện thoại, viễn thông”, cụ thể là việc tính phí các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động của các nhà mạng”, Cục Quản lý cạnh tranh cho hay.
Thống kê cũng cho thấy, trong số 1.193 yêu cầu gọi tới Cục Quản lý cạnh tranh, có 23,38% trường hợp phản ánh về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Hành vi tiếp theo được yêu cầu tư vấn là bảo hành với tỉ lệ 22,96%, cung cấp thông tin với tỉ lệ 16,93%. Các trường hợp còn lại khiếu nại, phản ánh về giao kết hợp đồng (8,63%), bảo vệ thông tin người tiêu dùng (0,41%) và các hành vi khác (28%).