Quy trình xác thực thông tin người dân trên phần mềm quản lý tiêm chủng
Bộ Y tế vừa hướng dẫn các cơ quan,ộYtếhướngdẫnquytrìnhxácthựcthôngtintrênnềntảngquảnlýtiêmchủvô địch tây ban nha đơn vị thực hiện Quy trình xác thực thông tin người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 (gọi tắt là nền tảng).
Theo đó, trên cơ sở thông tin của người dân đã tiêm chủng, gồm bắt buộc 4 thông tin (họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân, chứng minh nhân dân) trên nền tảng chia sẻ, kết nối với Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, Bộ Công an kiểm tra, đối sánh với thông tin người dân trong CSDL quốc gia về dân cư.
Cụ thể, trường hợp thông tin người dân từ Nền tảng trùng khớp với thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư, Bộ Công an xác thực và chuyển kết quả đối sánh (đúng/sai) cho Bộ Y tế lập danh sách trên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 để UBND cấp xã, phường, thị trấn/cơ sở tiêm chủng ký chứng thư số, xác nhận điện tử trên nền tảng này.
Trong thời gian chưa có chứng thư số, Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ sở tiêm chủng chủ trì lập biên bản giữa các bên liên quan xác nhận tính chính xác của dữ liệu.
Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 được Bộ Y tế đưa vào vận hành cùng với thời điểm phát động Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, ngày 10/7 |
Với trường hợp thông tin người dân từ Nền tảng không trùng khớp, còn thiếu, chưa chính xác với thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư, Bộ Công an chuyển kết quả đối sánh (đúng/sai) cho Bộ Y tế lập danh sách trên nền tảng để UBND cấp xã, phường, thị trấn, cơ sở tiêm chủng truy xuất, xử lý.
Khi đó, UBND cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo ngành Y tế/ cơ sở tiêm chủng phối hợp với ngành Công an bổ sung thông tin còn thiếu, chỉnh sửa thông tin chưa chính xác và thực hiện xác minh. Không thực hiện xác minh thông tin đối với trường hợp không phải là người dân Việt Nam.
Sau khi đã rà soát và làm sạch thông tin người dân, UBND cấp xã, phường, thị trấn chỉ đạo ngành Y tế/cơ sở tiêm chủng cập nhật thông tin người dân, ký chứng thư số, xác nhận điện tử trên nền tảng. Trong thời gian chưa có chứng thư số, Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ sở tiêm chủng chủ trì lập biên bản giữa các bên liên quan xác nhận tính chính xác của dữ liệu.
Cùng với việc kiểm tra, đối sánh thông tin người dân trên Nền tảng với thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư, Bộ Công an cũng được Bộ Y tế đề nghị chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công an địa phương tiếp nhận thông tin và phối hợp với chính quyền địa phương, ngành Y tế để triển khai các hoạt động xác thực theo quy trình trên.
“Việc xác thực thông tin trên nguyên tắc ngành Y tế xác thực thông tin về tiêm chủng, ngành Công an xác thực thông tin về định danh cá nhân”, Bộ Y tế nêu rõ.
Hoàn thiện các chức năng của Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19
Trong hướng dẫn mới, Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ TT&TT chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; chỉ đạo đơn vị phát triển hoàn thiện các chức năng, tính năng của Nền tảng đáp ứng yêu cầu thực hiện quy trình.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế, Công an tỉnh, thành phố và chính quyền địa phương tiếp nhận thông tin và xác minh thông tin đối tượng tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 theo quy trình.
Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Y tế Bộ, ngành và các cơ sở tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 chủ động phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để triển khai hoạt động theo quy trình; xác thực thông tin người dân trên Nền tảng.
Việc hướng dẫn quy trình xác thực thông tin người dân trên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, theo Bộ Y tế, nhằm tiếp tục triển khai hoạt động đồng bộ, xác thực thông tin người dân trên nền tảng với CSDL quốc gia về dân cư, kết hợp với công tác làm sạch dữ liệu tiêm chủng.
Trước đó, như ICTnews đã thông tin, vào ngày 21/10, để triển khai đồng bộ việc xác minh thông tin, khắc phục tình trạng thiếu, sai thông tin tiêm chủng, Bộ Y tế đã ban hành Quy trình xác minh thông tin và tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 gồm 4 bước với cả địa phương và cơ sở tổ chức tiêm chủng.
Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 cũng là 1 trong 3 nền tảng công nghệ được Bộ TT&TT và Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương triển khai thống nhất trong phòng chống dịch. Nền tảng này đã được Bộ Y tế đưa vào vận hành cùng với thời điểm chính thức phát động Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, ngày 10/7.
Theo thống kê, tính đến ngày 10/10, toàn quốc đã có tổng số 51.797.185 mũi tiêm cập nhật trên nền tảng trong tổng số 53.763.377 mũi đã tiêm, đạt tỷ lệ 96,34%. Tuy nhiên, Bộ Y tế, nhiều người dân đã được tiêm vẫn còn thiếu, không có hoặc sai thông tin về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, dẫn đến ảnh hưởng việc xác định thông tin về tiêm chủng cho công dân.
Tại hội nghị trực tuyến ngày 16/10, Lãnh đạo 3 Bộ: Y tế, Công an và TT&TT đã thống nhất việc tổ chức Chiến dịch làm sạch dữ liệu tiêu chủng và kết nối với CSDL quốc gia về dân cư. Thực hiện Chiến dịch này, bên cạnh việc xác thực thông tin người dân về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, các cơ quan, đơn vị cũng tổ chức xác nhận giá trị pháp lý của dữ liệu tiêm đã được xác minh thông tin người tiêm, đồng thời tổ chức xác minh lại những dữ liệu tiêm còn chưa rõ ràng, có thể chưa chính xác.
Với những trường hợp tiêm mới trên toàn quốc, tất cả các điểm tiêm được yêu cầu phải xác thực thông tin định danh cá nhân trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Bắt buộc 100% ngành Y tế dùng nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 để triển khai tiêm, bắt buộc in 100% chứng nhận tiêm chủng từ nền tảng, 100% sử dụng số liệu của nền tảng thay cho số liệu thống kê thủ công theo cách truyền thống để tránh gặp phải sai sót, vấn đề thiếu dữ liệu.
Vân Anh
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, trường hợp không thấy dữ liệu tiêm hoặc dữ liệu tiêm chưa đúng so với thực tế, người dân cần phản ánh thông tin lên Cổng thông tin tiêm chủng hoặc liên hệ với cơ sở tiêm chủng gần nhất.